Site icon Học Viện Phát Triển Ngôn Ngữ SPEECH

Trẻ Chậm Nói Có Phải Trẻ Tự Kỷ Không?

in one place

Chậm nói là dấu hiệu điển hình của chứng tự kỷ, tuy nhiên trẻ chậm nói chưa hẳn là trẻ tự kỷ. Chẩn đoán trẻ tự kỷ không chỉ dễ bị nhầm lẫn với trẻ chậm nói mà còn dễ bị nhầm lẫn với trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ giảm thính lực, trẻ tăng động giảm chú ý,… Ở bài viết này, Học viện phát triển ngôn ngữ Speech sẽ giúp quý cha mẹ hiểu hơn về sự khác biệt giữa trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ.

1. Phân biệt trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ

Trên thực tế, biểu hiện của trẻ tự kỷ và chậm nói rất dễ bị nhầm lẫn với nhau

Trên thực tế, trẻ chậm nói có thể có một vài biểu hiện giống với trẻ tự kỷ, chẳng hạn như: chậm nói, tăng động, dễ cáu giận,… Tuy nhiên, khía cạnh vận động và thể chất của trẻ lại hoàn toàn bình thường.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm về trẻ chậm nói ở các bài viết về dấu hiệu nguyên nhân trẻ chậm nói của học viện phát triển ngôn ngữ Speech.

Trẻ chậm nói có phát triển về ngôn ngữ tuy nhiên tốc độ phát triển chậm hơn so với tốc độ phát triển ngôn ngữ chung của trẻ bình thường ở cùng độ tuổi. Đối với trẻ chậm nói, khả năng nghe hiểu, tương tác với người khác có thể vẫn bình thường. Trẻ có thể phát âm các từ nhưng người nghe sẽ rất khó đoán được trẻ muốn nói gì.

Do đó, trẻ chậm nói thường gặp khó khăn trong việc truyền đạt ý nghĩ của bản thân. Ví dụ: Khi trẻ muốn ra ngoài chơi, trẻ sẽ kéo tay người lớn đến gần cửa và chỉ tay ra phía ngoài, thay vì sử dụng ngôn ngữ nói.

Tự kỷ (ASD) hay còn gọi là rối loạn phổ tự kỷ, trẻ tự kỷ có vấn đề về thần kinh phát triển liên quan đến việc giao tiếp và tương tác xã hội. Chứng tự kỷ có liên quan đến khiếm khuyết về mặt di truyền nên rất khó kiểm soát. Trẻ tự kỷ không tương tác với người đối diện. Cụ thể, trẻ không đáp lại lời gọi của người lớn (nghe gọi tên nhưng không quay lại), không giao tiếp bằng mắt…

Ngoài ra ở trẻ tự kỷ, vì hạn chế ngôn ngữ, trẻ thường bị hạn chế về giao tiếp, trẻ không giao tiếp được hoặc nhại lời người khác. Ví dụ khi được hỏi: “Con tên gì?”, trẻ sẽ trả lời một cách lặp lại: “Con tên gì?”. Khi được 14 – 16 tháng tuổi, trẻ tự kỷ có thể đã có một số kỹ năng ngôn ngữ nhưng bỗng nhiên mất hẳn, có thể xuất hiện sau một sự kiện như một trận ốm, nằm viện, ngã, lên sởi…

Nhìn chung, biểu hiện của 2 hội chứng chậm nói và chứng tự kỷ khá giống nhau, vậy nên cha mẹ phải thật sự kiên nhẫn quan sát các biểu hiện hàng ngày để có thể phân biệt. Học viện Speech sẽ đưa ra một số biểu hiện để phân biệt, tuy nhiên để nhận được đánh giá chuẩn nhất, cha mẹ vẫn nên ưu tiên đưa trẻ đến các trung tâm để được đánh giá và tư vấn.

Trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ thường thích sự ổn định trật tự, chống đối rất mạnh mẽ việc thay đổi những thứ đã quen thuộc

 

Chứng tự kỷ có các khiếm khuyết về hành vi đặc trưng trong 3 lĩnh vực: Tương tác xã hội, giao tiếp bằng lời và không lời, hành vi rập khuôn lặp đi lặp lại. 

Các biểu hiện cụ thể có thể như:

Trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói thường dễ nổi cáu, thích dùng hành động hơn là lời nói

 

Trong giai đoạn từ 12 đến 24 tháng tuổi, cha mẹ nên chú ý nếu trẻ có những dấu hiệu sau:

Trong giai đoạn 2-3 tuổi cha mẹ nên đưa trẻ đi đánh giá nếu phát hiện các dấu hiệu sau:

Cha mẹ xem thêm dấu hiệu trẻ chậm nói của Speech

Cha mẹ phải hiểu được khoảng 1/2 số từ trẻ nói khi 2 tuổi và khoảng 3/4 vào lúc 3 tuổi. Vào năm trẻ lên 4 tuổi, thậm chí người lạ cũng phải hiểu được trẻ nói gì.

Trên thực tế, có khoảng 1/4 trẻ chậm nói, một số trẻ đó khá bình thường trong quá trình phát triển. Có thể đạt được mốc phát triển như những trẻ khác vào tuổi lên 2. Có những nguyên nhân ở trẻ chậm nói như: biến cố lúc mới chào đời sinh thiếu tháng, thiếu cân, sinh đôi, sinh ba; trẻ trai thường phát triển ngôn ngữ chậm hơn một số tháng so với trẻ gái.

2. Tầm quan trọng của việc phân biệt trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ

Việc phân biệt trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ là rất quan trọng để có thể xác định đúng nguyên nhân của tình trạng và áp dụng các biện pháp can thiệp thích hợp. Với cả 2 tình trạng: trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ, nếu cha mẹ bỏ lỡ “thời điểm vàng” can thiệp là 3 năm đầu đời và 3 năm tiếp theo của trẻ, hậu quả dẫn đến là thu hẹp tác động có lợi của các phương pháp can thiệp đối với trẻ, tăng thêm sự khó khăn trong quá trình cải thiện tình trạng của trẻ.

3. Tiên lượng về trẻ tự kỷ và trẻ chậm nói

Chứng tự kỷ có liên quan đến vấn đề phát triển não bộ bẩm sinh, vì vậy cho nên chứng tự kỷ không thể biến mất hoàn toàn. Điều tốt nhất mà cha mẹ và chuyên gia có thể làm là hỗ trợ trẻ cải thiện ngôn ngữ và hành vi, trong đó tăng cường nhận thức, cải thiện hành vi, ngôn ngữ, tương tác xã hội, giúp trẻ thích nghi và hòa nhập với xã hội.

Gia đình có con tự kỷ cần luôn chuẩn bị tinh thần sống chung với hội chứng này trong thời gian dài. Tỷ lệ người tự kỷ có thể sống độc lập chỉ là 1- 2%, số còn lại phải sống cùng gia đình, trong đó có đến 50% phải phụ thuộc hoàn toàn cùng gia đình.

Trong khi đó, đối với chứng chậm nói (đơn thuần) hoàn toàn có thể cải thiện tốt với điều kiện trẻ được can thiệp sớm. Chỉ cần biết chính xác các nguyên nhân của chứng chậm nói và tìm ra hướng giải quyết kết hợp với các  biện pháp phát triển ngôn ngữ thì hoàn toàn có thể giúp trẻ chậm nói trở lại với cuộc sống bình thường nhanh chóng.

Tuy nhiên, trẻ tự kỷ thường có thiên hướng mạnh về một lĩnh vực nào đó ví dụ như toán học, âm nhạc, hội họa hay nói chung trẻ chậm phát triển nhận thức ở mảng này nhưng lại phát triển mạnh hơn ở mảng khác. Trong khi đó, nếu trẻ chậm nói không nhanh chóng được can thiệp kịp thời, vấn đề ngôn ngữ không phát triển có thể làm trẻ giảm nhận thức so với các trẻ cùng lứa tuổi và phải sống phụ thuộc vào cha mẹ hoàn toàn.

4. Cha mẹ cần làm gì?

Trong cả 2 hội chứng này, sự hỗ trợ của gia đình là điều vô cùng quan trọng. Gia đình cần dành nhiều thời gian để nói chuyện, giúp trẻ nhận thức xung quanh, hiểu ngôn ngữ và biểu cảm để trẻ sớm có thể phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp hơn. 

5. Cách hỗ trợ trẻ tự kỷ, trẻ chậm nói

Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em hiện vẫn còn xa lạ đối với rất nhiều người. Trẻ vẫn khoẻ mạnh bình thường, nhưng luôn có những hành vi bất thường. Nhiều cha mẹ không chú ý đến sự khác thường của con trẻ hoặc có biết thì lại cho là bình thường, nên hầu hết trẻ khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn. 

Trẻ tự kỷ cần được phát hiện, đánh giá, hướng dẫn tập luyện bởi chuyên gia. Bố mẹ trẻ cần kết hợp chặt chẽ với các nhà chuyên môn để tạo hiệu quả tốt trong việc tập luyện. Trẻ tự kỷ cần được hướng dẫn các kỹ năng chăm sóc cá nhân cơ bản, vì trẻ có thể không thực hiện được các hoạt động này, phụ thuộc quá nhiều vào gia đình. Có những người tự kỷ dù đến tuổi trưởng thành nhưng không được can thiệp đúng cách, nên việc ăn uống, đánh răng, tắm rửa vẫn không thể tự thực hiện.

Ngoài ra cũng cần tìm hiểu các thế mạnh của con để tạo môi trường phát huy tốt nhất, bù đắp những khiếm khuyết về nhận thức khác. Nhìn chung, việc phát hiện tự kỷ muộn sẽ hạn chế rất nhiều kết quả trị liệu, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển ngôn ngữ và khả năng xã hội của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ để phát hiện sớm. 

Trên đây là một số thông tin về cách phân biệt trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ, tuy nhiên Speech chỉ cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Rất khó để cha mẹ tự phân biệt 2 hội chứng này mà cần có sự quan sát và đánh giá chính xác từ chuyên gia có chuyên môn. 

Xem thêm:

Học viện Speech cung cấp giải pháp can thiệp sớm cho trẻ chậm nói, trẻ tự kỷ

Dù con bạn ở tuổi nào đi nữa, nhận ra và xử lý vấn đề càng sớm càng tốt là cách tốt nhất để hạn chế các ảnh hưởng xấu của chứng tự kỷ và chậm nói. Nếu cha mẹ đang băn khoăn không biết nên đưa con của mình đến bệnh viện hoặc trung tâm chất lượng, uy tín nào để nhận hỗ trợ. Cha mẹ có thể liên hệ với Học viện phát triển ngôn ngữ Speech để được hỗ trợ, Học viện Speech chuyên hỗ trợ:

Học viện phát triển ngôn ngữ Speech là học viện cung cấp đội ngũ chuyên gia tận tâm, có nhiều năm kinh nghiệm trong đánh giá, tư vấn, can thiệp cho trẻ đặc biệt; môi trường vệ sinh và cơ sở vật chất chuẩn quốc tế, dụng cụ học tập và đồ chơi phong phú, an toàn chất lượng. 

Chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ trẻ đặc biệt, cha mẹ được đồng hành cùng con trong buổi học

 

Exit mobile version