Dấu Hiệu Trẻ Chậm Nói: Những Dấu Hiệu Cần Chú Ý

601D7B0E-ACB3-485D-BE66-60868A5C7CA1-7594-0000050A1BA41975

Nghe audio

3 phút đọc
Một trong những dấu hiệu trẻ chậm nói là chúng chưa đạt được các mốc phát triển ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi của mình. Khi ngôn ngữ của trẻ phát triển với tốc độ chậm hơn với hầu hết các bạn cùng trang lứa, cha mẹ nên dành thời gian để tìm hiểu nguyên nhân. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ càng khó hỗ trợ và chúng có thể liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng hơn. 

1. Thế nào là trẻ chậm nói?

article 2256036 16B93703000005DC

Nhìn chung, trẻ chậm nói là trẻ chưa phát triển khả năng nói và ngôn ngữ ở mức mong đợi (mốc phát triển chung thường thấy ở hầu hết các trẻ). Một số biểu hiện thường thấy nhất, đó là: trẻ không hoặc ít nói, không phản ứng khi được gọi đúng tên. 

Dấu hiệu trẻ chậm nói có thể được thể hiện rõ nhất khi các trẻ tương tác với nhau. Khi những khác biệt này trở nên rõ ràng, cha mẹ đương nhiên trở nên lo lắng, sợ con của mình phát triển chậm hơn những trẻ khác. 

Ở bài viết này, Speech sẽ cung cấp cho bạn những dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói và đưa ra hướng dẫn phù hợp hỗ trợ bạn. 

2. Các dấu hiệu trẻ chậm nói

tre cham phat trien 1 1Dấu hiệu thường thấy ở trẻ chậm nói là ít nói, thích dùng hành động nhiều hơn.

Cha mẹ muốn biết con có đang chậm nói hay không, tốt nhất cha mẹ nên tìm lời khuyên chuyên môn của chuyên gia. 

Tuy nhiên, con bạn có thể chậm nói nếu xuất hiện những dấu hiệu sau: 

  • 12 tháng: Trẻ chưa nói được từ đơn. 
  • 18 tháng:
    – Trẻ thích dùng cử chỉ hơn là phát âm để giao tiếp.
    – Trẻ gặp khó khăn khi bắt chước âm thanh.
    – Trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản bằng lời nói, ví dụ như “không”, “đừng”.
  • 2 tuổi:
    – Trẻ chỉ có thể bắt chước lời nói hoặc hành động và không thể tạo ra các từ hoặc cụm từ một cách tự nhiên.
    – Trẻ chỉ nói lặp đi lặp lại một số âm thanh hoặc từ và không thể sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp về nhu cầu của trẻ.
    – Trẻ có giọng nói bất thường.
    – Trẻ không phản ứng và đáp lại với các hướng dẫn hoặc câu hỏi đơn giản, ví dụ như: “Lấy giày đi”, “Ba đâu rồi?”.
    – Trẻ chỉ nói được từ đơn như “sữa” và trẻ không thể ghép 2 từ lại với nhau. 
  • 3 tuổi:
    – Trẻ không thể kết hợp các từ thành câu dài, ví dụ như “Uống sữa nữa”, “ba đi đâu?”.
    – Không trả lời những câu hỏi hoặc hướng dẫn của người khác.
    – Không đặt những câu hỏi.
    – Không gọi đồ vật bằng tên.
    – Cha mẹ hoặc người chăm sóc cảm thấy lời nói của trẻ rất khó hiểu.
  • 4 đến 5 tuổi:
    – Trẻ khó học được từ mới.
    – Trẻ chỉ sử dụng được câu ngắn, đơn giản, bỏ sót từ quan trọng trong câu. Hoặc nói ngược câu.
    – Khó sử dụng đúng từ, thay vào đó là trẻ sử dụng những từ chung chung cho tất cả, ví dụ như nhìn mẹ kêu “ba”, “nó” “cái đó”.
    – Trẻ không kể được một câu chuyện ngắn.
    – Trẻ có thể không quan tâm đến sách.

3. Biểu hiện chung của trẻ chậm nói

Thích sử dụng hành động hơn là lời nói 

dấu hiệu trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói dễ tức giận, cắn hoặc đánh người khác thay vì sử dụng lời nói

Trẻ chậm nói thích sử dụng hành động để thể hiện mong muốn hơn, chẳng hạn như kéo tay người lớn đến chỗ mình muốn. Do trẻ không thể hiện nhu cầu của mình bằng lời nói nên đôi lúc cha mẹ và người khác sẽ không hiểu hết trẻ đang muốn gì, cần gì. 

Chậm nói cũng có thể được thể hiện qua hành vi như: Trẻ chậm nói có thể dễ nản lòng với các hoạt động liên quan đến việc nói chuyện với người khác, nghe hướng dẫn hoặc làm theo chỉ dẫn. 

Đối với những trẻ chậm nói, trẻ dễ trở nên tức giận, cắn hoặc đánh người khác thay vì sử dụng lời nói, những hành động này thường là kết quả của sự thất vọng và không có khả năng giao tiếp bằng lời nói. 

Ngoài ra, trẻ chậm nói cũng thể hiện cảm xúc của mình bằng hành động, ví dụ như: chộp lấy đồ vật hoặc chộp lấy người khác, gây ra tiếng động để thể hiện phản ứng của mình, thay vì gọi tên đồ vật hoặc người cũng có thể có dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ. Điều tương tự cũng xảy ra với những trẻ gặp khó khăn khi làm theo những hướng dẫn hoặc hướng dẫn bao gồm: hướng dẫn một bước hoặc hai bước.

Hạn chế vốn từ 

Trẻ chậm nói thường có vốn từ rất hạn chế, thông thường từ 18 tháng trở lên là trẻ đã có thể nói được một số từ đơn giản. Mặc dù trẻ có thể gặp khó khăn trong việc phát âm, nhưng đến 2 tuổi là trẻ phải có khoảng 200 đến 500 từ trong hiểu biết của mình. Nếu trẻ có ít hơn số lượng này, cha mẹ nên tìm hiểu xem trẻ có cần sự hỗ trợ nào hay không?

Không bắt chước được âm thanh

Vấn đề về thính giác cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Nên cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp chuyên gia có chuyên môn kịp thời. Khi trẻ bị hạn chế trong việc nghe âm thanh thì trẻ cũng sẽ gặp khó khăn trong việc mô phỏng và bắt chước lại âm thanh đó. 

Xem thêm:

Không hiểu được các yêu cầu đơn giản 

Ở dấu mốc 3 tuổi, trẻ thường có khả năng nghe và hiểu tương đối tốt. Ngược lại, trẻ chậm nói thường không đáp ứng được dấu mốc phát triển này, do đó mà trẻ cũng khó có thể làm theo hướng dẫn. 

Không thể nói được câu hoàn chỉnh

Trẻ chậm nói gặp khó khăn trong việc ghép các từ lại với nhau, không nói được một câu hoàn chỉnh. Đây là dấu hiệu điển hình của trẻ chậm nói mà cha mẹ cần lưu ý. 

4. Các yếu tố nguy cơ gây chậm nói ở trẻ 

Ngoài các dấu hiệu nêu trên, có một số trẻ có tỉ lệ chậm nói cao hơn. Theo nghiên cứu ở Mỹ, những trường hợp sau có tỷ lệ chậm nói cao hơn: 

  • Giới tính nam.
  • Con sinh non.
  • Trẻ nhẹ cân khi sinh.
  • Lịch sử gia đình đã từng có vấn đề về nói hoặc ngôn ngữ. 
  • Trẻ thiếu tiếp xúc da kề da với ba mẹ ở độ tuổi 0-12 tháng. 

Trẻ chậm nói cần được giúp đỡ càng sớm càng tốt, tình trạng chậm nói càng kéo dài thì việc giúp đỡ càng khó khăn. Nếu bạn đang lo lắng về con của mình có chậm nói hay không, những điều bạn cần làm là: tìm lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực này, họ thường là chuyên viên âm ngữ trị liệu, bác sĩ, giáo viên dạy trẻ chậm nói. 

5. Tôi có thể tìm kiếm sự giúp đỡ cho trẻ chậm nói ở đâu? 

dau hieu tre 1 tuoi cham phat trien ngon ngu

Đôi khi, chậm nói có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn phát triển nghiêm trọng hơn, bao gồm: điếc hoặc mất thính lực, chậm phát triển, khiếm khuyết trí tuệ hoặc tự kỷ. Nếu bạn cho rằng con của mình đang chậm nói, bạn có thể tìm đến những nhà chuyên môn sau: 

  • Nhà trị liệu âm ngữ.
  • Giáo viên hoặc nhà giáo dục tại trung tâm giáo dục mầm non, trường mầm non hoặc trường học của con bạn đang theo học. 
  • Trường chuyên biệt dạy trẻ chậm nói. 

Ở Speech, chúng tôi cung cấp đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực âm ngữ trị liệu tận tâm và chuyên môn cao. Chuyên gia sẽ đánh giá về tình trạng của trẻ và giúp nhận biết đúng nguyên nhân về tình trạng chậm nói của trẻ, từ đó đưa ra chương trình hỗ trợ phù hợp. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *