Phương Pháp Hỗ Trợ Trẻ Chậm Nói

z4875872120759_cd52e236149844c3e67a1c1baf797222

Hiện nay có rất nhiều phương pháp hỗ trợ trẻ chậm nói. Mỗi phương pháp đều là phần bổ trợ cho nhau, hướng đến lục đích giúp trẻ phát triển. Mỗi đứa trẻ đều là đặc biệt, vậy nên cũng không có một phương pháp nào phù hợp với tất cả mọi đứa trẻ chậm nói.

Điều cần thiết đầu tiên là cha mẹ nên đưa trẻ chậm nói đến gặp các chuyên gia để hiểu về tình trạng của trẻ, tiếp sau đó là xây dựng các phương pháp phù hợp giúp con cải thiện khả năng nói càng sớm càng tốt. Cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp mà học viện Speech đưa ra và cũng là những phương pháp được sử dụng tại Speech.

Nội dung bài viết

1. Phương pháp Foor Time (DIR) 

mommy playing with child

Trẻ chậm nói chơi với cha mẹ

Phương pháp Floor Time (DIR) hiện là một trong những phương pháp được ứng dụng nhiều trong quá trình hỗ trợ cho trẻ chậm nói. Phương pháp này được phát triển với nền tảng phát triển dựa trên khác biệt cá nhândựa trên các mối quan hệ.

Sở dĩ phương pháp pháp này gọi là Floor Time (ngồi sàn) là bởi vì cha mẹ, giáo viên sẽ tương tác và chơi cùng với trẻ trên sàn nhà hoặc trên sân giống như một người bạn.

Điểm nổi bật nhất của Floor Time chính là thông qua sở thích, nhu cầu, thế mạnh, khả năng hội nhập của trẻ để phát triển và xây dựng các kỹ năng khác. Giáo viên và cha mẹ thu hút trẻ thông qua hoạt động yêu thích của trẻ, từ đó,người lớn sẽ bước vào trò chơi của trẻ và làm theo sự dẫn dắt của trẻ.

Quá trình chơi và tương tác với trẻ sẽ không do người lớn đảm nhiệm, hướng dẫn mà do chính con dẫn dắt (chơi theo nhu cầu và năng lực của con). Phương pháp Floor Time luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của cha mẹ, người thân sống cùng, bởi vì việc chơi đùa, tương tác với con hằng ngày rất cần có sự hỗ trợ của các thành viên này.

  • Ví dụ:

Khi trẻ đang gõ vào một chiếc xe tải đồ chơi, cha mẹ có thể gõ vào một chiếc xe ô tô đồ chơi khác theo cách tương tự. Tiếp đó, cha mẹ có thể để chiếc ô tô đồ chơi của mình ở đằng trước xe tải của trẻ hoặc thêm những câu nói thoại vào trò chơi. Điều này sẽ khuyến khích đứa trẻ phản hồi và tương tác lại.

Trong thời gian chơi, đầu tiên trẻ học được niềm vui trong việc thân thiết với người khác, trẻ vui vẻ và hài lòng khi trẻ biết khởi đầu trò chơi theo ước muốn, đồng thời nhu cầu của trẻ được người lớn hiểu và đáp ứng. Thời gian chơi còn tạo ra các cơ hội để trẻ có được các cuộc đối thoại dài, lúc đầu là các giao tiếp không lời (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…), sau đó là có lời và cuối cùng là tưởng tượng và suy nghĩ.

Khi đứa trẻ lớn lên, giáo viên cùng cha mẹ sẽ kết hợp các trò chơi kết hợp với các sở thích của trẻ để khuyến khích mức độ tương tác cao hơn. Floor Time hướng tới phát triển 6 giai đoạn phát cảm xúc của trẻ:

  • Tự điều chỉnh và biết quan tâm đến thế giới
  • Sự mật thiết hay nhập cuộc 
  • Giao tiếp hai chiều có chủ đích
  • Sử dụng giao tiếp phức tạp
  • Ý tưởng sáng tạo, nhận diện và sử dụng các dấu hiệu
  • Xây dựng các cầu nối giữa các biểu tượng có logic

Floor Time là một cách làm việc có hệ thống, giúp trẻ bước lên từng bậc thang phát triển. Thông qua hoạt động chơi cùng với giáo viên và cha mẹ, trẻ có thể bước lên từng bậc thang phát triển. Một khi trẻ đạt tới một giai đoạn nhất định thì trẻ cũng có được các kỹ năng mà trẻ chưa có trước đây. Floor Time không quá tập trung vào ngôn ngữ, vận động hay kỹ năng nhận biết, mà giải quyết những lĩnh vực về ngôn ngữ, vận động hay kỹ năng nhận biết của trẻ bằng cách tập trung tổng hòa vào phát triển cảm xúc.

Tóm lại, phương pháp Floor Time tập trung vào phát triển cảm xúc của trẻ, giúp trẻ phát triển theo từng cấp độ, từ đó điều chỉnh hành vi, nhận thức của trẻ. Công việc của bạn là: Nương theo hướng chơi của trẻ và chơi bất cứ điều gì thu hút sự thích thú của trẻ nhưng bạn phải làm điều đó theo cách khuyến khích trẻ tương tác với bạn.

2. Phương pháp ABA

bigstock Boy And Counselor Have Fun 202334284 1

Giáo viên khen thưởng trẻ khi trẻ thực hiện theo hướng dẫn (ABA)

Phương pháp ABA (Applied Behavior Analysis) còn gọi là phương pháp phân tích hành vi ứng dụng, là một cách tiếp cận giúp trẻ chậm nói học các kỹ năng và giảm bớt các hành vi có vấn đề, chẳng hạn như làm tổn thương bản thân.

Chiến lược chính sử dụng trong phương pháp ABA chính là củng cố hành vi tích cực bằng phần thưởng. Khi một hành vi đi kèm với một phần thưởng, đứa trẻ sẽ có khả năng thực hiện lặp lại hành vi đó nhiều hơn. Nếu điều này tiếp diễn trong một thời gian dài sẽ khuyến khích trẻ thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Cách thực hiện theo phương pháp ABA bao gồm 3 bước: tiền đề, hành vi, hệ quả.

  • Tiền đề: Là những điều xảy ra trước khi hành vi mục tiêu xuất hiện. Đó có thể là lời nói, vật hữu hình như một món đồ chơi hoặc đồ vật nào đó, ánh sáng, âm thanh hoặc một thứ gì đó khác từ môi trường. Tiền đề cũng có thể đến từ môi trường, từ người khác, hoặc từ bên trong trẻ đó (chẳng hạn như một ý nghĩ hoặc cảm giác).
  • Hành vi kết quả: Là một phản ứng hoặc không phản ứng của trẻ với tiền đề trước đó. Đó có thể là một hành động, một phản ứng bằng lời nói hoặc một điều gì đó khác.
  • Hệ quả: Là những gì xảy ra ngay sau hành vi trẻ làm. Hệ quả có thể bao gồm củng cố (thưởng) hay không thưởng. Thưởng khi trẻ thực hiện hành vi mà người lớn mong muốn, nếu trẻ không thực hiện thì sẽ không có thưởng (không phạt).

Để hiểu rõ hơn về điểm, có thể lấy ví dụ: Cha mẹ muốn dạy cho trẻ kỹ năng bắt chước. Cha mẹ cầm ly chiếc cốc lên và nói “cầm cốc nước như thế này”

Hành vi và hệ quả:

  • Trẻ cầm cốc nước theo như hướng dẫn và được thưởng kẹo.
  • Trẻ thực hiện không đúng, cha mẹ sẽ ra hiệu và nói “Không”. Sau đó cha mẹ dừng lại một chút và tiếp thực thực hiện mệnh lệnh này một lần nữa. Mỗi lần thử sẽ là mỗi lần riêng biệt, rời rạc, không bị ảnh hưởng bởi lần thử trước đó.
  • Nếu trẻ thực hiện sai 2 lần liên tiếp, cha mẹ sẽ cầm tay trẻ để hướng dẫn trẻ cầm cốc nước đúng cách.

Mỗi lần trẻ thực hiện đúng hành vi hoặc kỹ năng nào đó mà người lớn mong muốn, trẻ sẽ nhận một phần thưởng, phần thưởng có thể là bất kỳ thứ gì có ý nghĩa với trẻ như: lời khen, đồ chơi, sách, truyện hoặc xem những chương trình mà trẻ yêu thích. Nếu đứa trẻ không tuân thủ đúng yêu cầu, trẻ sẽ không được nhận thưởng (không phạt).

Tóm lại: Triết lý của phương pháp ABA chính là: Trẻ nhận được rất nhiều củng cố tích cực để thực hiện các kỹ năng hữu ích và các hành vi phù hợp với quy tắc xã hội. Trẻ sẽ không nhận được củng cố cho các hành vi gây hại hoặc hành vi không phù hợp, cản trở việc học của trẻ.

ABA có thể sử dụng cho mọi người ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành. Phương pháp ABA có thể hữu ích với nhiều người mắc chứng tự kỷ nhưng không phải luôn phù hợp cho mọi đối tượng.

3. Hoạt động trị liệu (Occupational Therapy) 

Hoạt động trị liệu tập trung vào mục tiêu giúp trẻ làm được những gì trẻ muốn và cần trong cuộc sống hàng ngày, Thông qua những hoạt động, vận động, trẻ dần được cải thiện kỹ năng vận động, nhận thức trong quy luật chơi, xử lý cảm giác. Ngoài ra, trong quá trình tương tác trẻ, người lớn khuyến khích nhu cầu giao tiếp của trẻ trong lúc vui chơi. Mục tiêu của việc cải thiện những lĩnh vực này là tăng cường sự phát triển, giảm thiểu khả năng chậm phát triển và giúp các gia đình đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của trẻ. Hoạt động trị liệu thường bao gồm:

  • Vận động thô

Vận động thô thường là những vận động dễ làm và đơn giản, như như chạy, nhún, nhảy,…mục đích tăng cường khả năng hoạt hoá các hành vi, nâng cao thể lực, củng cố các hành vi tích cực, giảm thiểu các hành vi tiêu cực, nâng cao khả năng tập trung chú ý, là giai đoạn cần thiết bổ trợ cho việc phát triển ngôn ngữ.

Thể dục thể thao giúp cho trẻ bắt chước, cùng hoạt động với bạn bè, sự tương tác qua lại, hình thành những nhận thức xã hội, tăng cường thể lực, hỗ trợ tốt cho việc phát triển ngôn ngữ và trí tuệ. Phương pháp hoạt động trị liệu cũng thường được sử dụng để hỗ trợ một số trẻ tự kỷ có vấn đề về cơ bắp cải thiện khả năng vận động. Chuyên gia thường sẽ đánh giá sự tiến bộ của trẻ sau vài tuần hoặc vài tháng, từ đó có thể đề xuất những thay đổi trong kế hoạch ở giai đoạn này.

Một số người thường hiểu hoạt động trị liệu là vật lý trị liệu. Hai phương pháp này nhìn có vẻ giống nhau nhưng về bản chất thì khác. Hoạt động trị liệu tập trung vào việc cải thiện khả năng của trẻ trong việc thực hiện các nhiệm vụ trẻ cần làm trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ: nâng cao thể lực, củng cố hành vi tích cực, trong khi vật lý trị liệu thì hơi khác, vật lý trị liệu tập trung vào việc giúp mọi người cải thiện khả năng vận động, chẳng hạn như: phục hồi sau chấn thương, cải thiện vận động của người có vấn đề xương khớp.

Xem thêm:

4. Phương pháp TEACCH 

trẻ chậm nói

Giáo viên dạy trẻ bằng hình ảnh trực quan (TEACCH)

Phương pháp TEACCH, (Treatment and Education of Autistic and Communication Handicapped Children Method), viết tắt của: Phương pháp điều trị và giáo dục cho trẻ bị tự kỷ hoặc khó khăn về giao tiếp, phương pháp được phát triển đặc biệt cho trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ.

TEACCH là một chương trình thiết kế để dạy trong tình huống một giáo viên/ một học sinh. TEACCH tuân theo nguyên tắc: Môi trường luôn thích ứng với trẻ chứ không phải trẻ thích ứng với môi trường. Vì vậy, phương pháp TEACCH chú trọng điều chỉnh môi trường và các hoạt động hàng ngày để đáp ứng nhu cầu và thế mạnh riêng của các cá nhân mắc chứng tự kỷ, phương pháp này xem xét những khó khăn mà từng trẻ tự kỷ gặp phải. Nghiên cứu xác nhận rằng trẻ chứng tự kỷ có xu hướng học tập dựa trên thị giác. Chương trình Tự kỷ TEACCH nhằm mục đích sử dụng các tín hiệu hình ảnh để giảng dạy giúp việc học trở nên trực quan dễ hiểu và có cấu trúc, đặc biệt là đối với những trẻ không biết nói. Các phương pháp có thể được điều chỉnh để phù hợp với mọi lứa tuổi và trình độ khả năng.

TEACCH giúp trẻ bắt đầu ở mức độ của trẻ và giúp trẻ phát triển đến mức cao nhất có thể. Những bài học cụ thể của chương trình TEACCH:

  1. Bắt chước (Imitation).
  2. Nhận thức (Perception).
  3. Vận động thô (Gross motor).
  4. Vận động tinh (Fine Motor).
  5. Phối hợp mắt và tay (Eye-hand intergration).
  6. Kỹ năng hiểu biết (Cognitive performance).
  7. Kỹ năng ngôn ngữ (Verbal performance).
  8. Kỹ năng tự lập (Self-help).
  9. Kỹ năng bắt chước xã hội (Social performance)

Điều đầu tiên khi thực hiện TEACCH là phải xác định đúng dấu hiệu của trẻ chậm nói, nắm rõ những kỹ năng trẻ đã có và chưa có.

Cuối cùng, học viện SPEECH mong bài viết trên đây cung cấp cho quý cha mẹ những thông tin hữu ích về phương pháp hỗ trợ dành cho trẻ chậm nói. Chuyên gia của học viện SPEECH luôn sử dụng tích hợp những phương pháp để hỗ trợ trẻ chậm nói. Với mỗi giai đoạn của trẻ, chuyên gia sẽ lựa chọn những phương pháp phù hợp với tình trạng của từng trẻ.

Cha mẹ có thể đăng ký để nhận tư vấn, đánh giá trẻ miễn phí cùng với chuyên gia của học viện SPEECH tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *