Con bạn có phải là trẻ chậm nói không? Con bạn có gặp khó khăn khi làm theo chỉ dẫn hoặc trả lời câu hỏi không? Con bạn có gặp khó khăn khi phát âm một số âm thanh lời nói nhất định không? Bạn có thắc mắc: liệu con bạn có thể bị chậm nói hoặc chậm kỹ năng ngôn ngữ so với những đứa trẻ khác cùng tuổi không?
Nếu bạn trả lời “có” cho bất kỳ câu hỏi nào ở trên, tốt nhất bạn nên liên hệ với chuyên gia âm ngữ trị liệu để được đánh giá. Không có độ tuổi nào là quá sớm để gặp chuyên gia âm ngữ trị liệu để trẻ được đánh giá và quyết định xem trẻ có cần can thiệp hay không.
1. Can thiệp sớm là gì?
Can thiệp sớm cho trẻ chậm nói
Can thiệp sớm là can thiệp dành cho trẻ em từ sơ sinh đến 3 tuổi và gia đình của trẻ. Ở một số trung tâm can thiệp trẻ chậm nói, tự kỷ, chương trình can thiệp sớm có thể kéo dài cho đến khi trẻ được 5 tuổi.
Những người tham gia vào nhiệm vụ can thiệp sớm bao gồm: Gia đình và các chuyên gia, trong đó bao gồm các chuyên gia thính học và các nhà nghiên cứu về âm ngữ-ngôn ngữ, đều là thành viên của nhóm can thiệp sớm. Họ sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng như:
- Kỹ năng nhận thức (tư duy, học tập, giải quyết vấn đề);
- Kỹ năng giao tiếp (cử chỉ, nói chuyện, nghe, hiểu);
- Kỹ năng thể chất và giác quan (bò, đi bộ, leo trèo, nhìn, nghe);
- Kỹ năng xã hội-tình cảm (chơi, hiểu cảm xúc, kết bạn);
- Kỹ năng thích ứng hoặc tự lập (ăn, tắm, mặc quần áo).
Can thiệp sớm sẽ khác nhau đối với mỗi trẻ và hoàn cảnh của mỗi gia đình, tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ và ưu tiên của gia đình. Điều quan trọng là trẻ cần được bắt đầu can thiệp sớm.
Nghiên cứu cho thấy rằng khi trẻ không bắt kịp được các kỹ năng ngôn ngữ, trẻ có thể gặp khó khăn về ngôn ngữ lâu dài cũng như khó khăn trong đọc và viết khi trẻ đến trường. Rất khó để biết chính xác trẻ chậm nói nào sẽ phát triển bình thường và bắt kịp bạn bè sau này, và trẻ chậm nói nào thuộc trong nhóm chậm nói cần can thiệp sớm.
Elaine Weitzman, nhà trị liệu âm ngữ – ngôn ngữ nhận định rằng: phương pháp “chờ và xem” của cha mẹ khi có con chậm nói là không hiệu quả và cũng không được khuyến khích trong việc phát triển ngôn ngữ trẻ. Việc trì hoãn can thiệp có nguy cơ bỏ qua “giai đoạn vàng” trong việc can thiệp trẻ, giai đoạn can thiệp sớm là giai đoạn quan trọng có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với trẻ về nhiều mặt.
Mỗi trẻ em đều có nhịp độ phát triển của riêng mình. Trên thực tế, một số trẻ có thể biết nói và biết đi sớm, trong khi một số trẻ khác thì có thể chậm nói hoặc chậm học được một số kỹ năng khác. Cha mẹ muốn biết con của mình đang chậm nói hay không, cha mẹ có thể xem bài viết về các dấu hiệu trẻ chậm nói. Nếu cha mẹ có bất kỳ lo ngại nào về sự phát triển của con mình, cha mẹ nên tìm kiếm sự giúp đỡ càng sớm thì càng tốt.
2. Mục tiêu của can thiệp sớm
Cải thiện hành vi của trẻ trong chương trình can thiệp sớm.
Can thiệp sớm không chỉ liên quan đến việc hỗ trợ sớm cho trẻ chậm nói, tự kỷ mà còn là liên quán đến sự giáo dục, hỗ trợ và hướng dẫn cho cha mẹ cách hỗ trợ con. Can thiệp sớm có thể có tác động đáng kể đến sự phát triển của trẻ, giúp cải thiện khả năng giao tiếp, tương tác với người khác và cải thiện các kỹ năng xã hội và phát triển cảm xúc của trẻ. Có nhiều lý do để can thiệp sớm, học viện SPEECH tóm tắt 4 lý do dưới đây:
- Phát triển não bộ
Trẻ nhỏ phát triển phần lớn kỹ năng nói và ngôn ngữ trong ba năm đầu đời. Trong thời gian này, việc học tập rất ảnh hưởng đến cách não bộ phát triển. Giai ddaonj này can thiệp sớm là vô cùng quan trọng vì trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo có bộ não đang phát triển, đặc biệt là phần não liên quan đến kỹ năng giao tiếp. Nếu cha mẹ nhận thấy trẻ có dấu hiệu về chậm phát triển, cha mẹ nên đưa trẻ can thiệp càng sớm càng tốt để tận dụng tối đa giai đoạn phát triển não bộ này.
- Cải thiện hành vi
Cải thiện hành vi thường liên quan đến việc cải thiện kỹ năng giao tiếp trong khi chơi và các hoạt động hàng ngày với trẻ. Đây là kết quả thường được mong đợi từ việc can thiệp ngôn ngữ và lời nói cho trẻ chậm giao tiếp. Khi trẻ trở thành một người giao tiếp hiệu quả thì trẻ giao tiếp với người lớn và bạn bè đồng trang lứa tốt hơn, đồng thời cũng có thể làm giảm sự thất vọng về bản thân và hành vi tiêu cực.
- Chiến lược hỗ trợ
Can thiệp sớm được xem là những chiến lược được sử dụng để phát triển một cách thức giao tiếp chức năng cho trẻ khi trẻ còn chưa sử dụng được bất kỳ ngôn ngữ nào. Can thiệp sớm có thể giúp trẻ giảm bơt sự thất vọng của trẻ trước những khó khăn trong giao tiếp. Ví dụ: dạy trẻ sử dụng “hình ảnh” hoặc “ký hiệu cơ bản” để giúp trẻ truyền đạt những gì trẻ muốn, như trẻ muốn ăn gì hoặc muốn đồ chơi gì.
Chương trình can thiệp sớm giúp cung cấp cho trẻ một phương pháp giao tiếp ngay lập tức đồng thời cũng có thể kết hợp với các chiến lược can thiệp lâu dài khác để phát triển kỹ năng nói và ngôn ngữ khác.
- Cha mẹ đóng vai trò quan trọng
Cha mẹ, người chăm sóc đóng vai trò quan trọng trong can thiệp sớm
Trong quá trình can thiệp sớm, cha mẹ được cung cấp các công cụ cần thiết để hỗ trợ phát triển khả năng nói và ngôn ngữ cho trẻ. Cha mẹ, người chăm sóc, giáo viên can thiệp, chuyên gia âm ngữ trị liệu là những nhân tố quan trọng trong can thiệp sớm vì họ là người gần gũi giao tiếp với trẻ hàng ngày để trẻ phát triển ngôn ngữ và giao tiếp hiệu quả hơn. Trong can thiệp sớm, cha mẹ giúp tạo điều kiện cho con mình phát triển ngôn ngữ và lời nói trong khi vui chơi, đọc sách và trong các hoạt động hàng ngày như giờ ăn và giờ tắm.
Nếu cha mẹ có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc về kỹ năng nói và ngôn ngữ của con bạn, học viện SPEECH rất sẵn lòng trò chuyện với bạn!
3. Đối tượng nên nhận can thiệp sớm
Đối tượng nhận can thiệp sớm có thể bao gồm trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi bị khuyết tật, trẻ có tình trạng thể chất hoặc tâm thần được chẩn đoán có khả năng cao dẫn đến chậm phát triển, bao gồm:
- Trẻ có các tình trạng bẩm sinh hoặc về phát triển. Ví dụ: rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn giảm chú ý, chậm phát triển, khiếm khuyết trí tuệ, hội chứng Down, vấn đề về âm – lời nói (rối loạn ngôn ngữ, rối loạn âm – lời nói, nói lắp), mất thính lực,…
- Trẻ có các tình trạng bệnh lý. Ví dụ: chấn thương hoặc chấn thương não, bệnh tật hoặc biến chứng sau phẫu thuật, trẻ bị lạm dụng, bỏ bê,…
Những trẻ học song ngữ hoặc ba ngôn ngữ gặp khó khăn trong việc tiếp thu ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai (ví dụ: tiếng Anh) có thể vẫn có thể nhận can thiệp sớm. Cha mẹ có thể tham khảo về bài viết trẻ chậm nói vì học nhiều ngôn ngữ?
Trên thực tế, các nghiên cứu chuyên gia gần đây đề xuất bắt đầu can thiệp hành vi, ngôn ngữ và phát triển tích hợp ngay khi trẻ nhận được đánh giá hoặc nghi ngờ về rối loạn phổ tự kỷ, chậm phát triển, chậm nói. Thông thường là can thiệp 1:1.
Xem thêm:
- Rối loạn ngôn ngữ là gì? Cách giúp trẻ cải thiện rối loạn ngôn ngữ
- BẬT MÍ CÁCH GIÚP TRẺ NGHE LỜI BA MẸ HƠN “CỰC ĐỈNH” VÀ HIỆU QUẢ NHẤT
- TRẺ CHẬM NÓI VÀ TRẺ TỰ KỶ KHÁC NHAU Ở ĐIỂM NÀO?
4. Các liệu pháp can thiệp sớm
Liệu pháp ngôn ngữ có thể giúp cải thiện các kỹ năng nói, ngôn ngữ, ăn và uống như nhai, mút và nuốt.
Trị liệu hoạt động, chơi (Floor Time) có thể giúp phát triển các kỹ năng vận động tinh, các kỹ năng vui chơi và tự lực như mặc quần áo và đi vệ sinh.
Trị liệu vận động có thể giúp giữ thăng bằng, phối hợp và các kỹ năng vận động thô như ngồi, bò và đi.
Liệu pháp tâm lý có thể giúp hình thành các mối quan hệ, đối phó với cảm xúc và phát triển hành vi, kỹ năng xã hội và các kỹ năng khác.
Trẻ em thường cần sự kết hợp của các liệu pháp để phát triển tổng thể. Ở các giai đoạn phát triển khác nhau, trẻ em thường cần các liệu pháp hoặc kết hợp trị liệu khác nhau.
5. Quy trình can thiệp sớm cho trẻ tại học viện phát triển ngôn ngữ SPEECH
Quy trình can thiệp cho trẻ tại học viện thông qua các bước sau:
- Phụ huynh liên hệ để đăng ký đánh giá, lượng giá cho trẻ kỹ lưỡng trong 1 giờ. Đặt lịch đánh giá, tư vấn miễn phí qua Hotline: 0981 966 476
- Sau buổi đánh giá sơ bộ, chuyên gia sẽ trao đổi với gia đình nắm rõ tình hình khó khăn của con và tư vấn về chương trình can thiệp phù hợp với trẻ (mục tiêu và phương pháp).
- Cha mẹ đăng ký học can thiệp cho trẻ tại học viện.
- Trẻ theo học 1:1 với chuyên gia. Sau một thời gian 3 tháng, 6 tháng, chuyên gia sẽ có những đánh giá về tình hình tiến triển của trẻ. Trong quá trình học, chuyên gia và cha mẹ luôn kết nối và trao đổi với nhau.
Ở học viện SPEECH, cha mẹ được vào tham gia học cùng con, được chuyên gia tư vấn cách hỗ trợ trẻ tại nhà. Chương trình can thiệp sớm sẽ hiệu quả khi trẻ học thường xuyên, liên tục và nhận được sự phối hợp tích cực từ cha mẹ tại nhà. Học viện phát triển ngôn ngữ SPEECH luôn đồng hành cùng cha mẹ trong hành trình nuôi con.