RỐI LOẠN NGÔN NGỮ Ở TRẺ VÀ CÁCH CAN THIỆP SỚM HIỆU QUẢ

Sari Purdue (5)

Nếu con của bạn thường gặp khó khăn trong giao tiếp: chậm nói, chậm hiểu hoặc cả hai tình trạng trên, rất có thể con của bạn đang mắc chứng rối loạn ngôn ngữ. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng học tập, kỹ năng xã hội và lòng tự tôn của trẻ. Ở bài viết này, Học viện Phát triển Ngôn ngữ Speech sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, từ đó đưa ra cách thức hỗ trợ phù hợp cho trẻ. Mời quý cha mẹ cùng đọc.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em là gì?

rối loạn ngôn ngữTrẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ gặp khó khăn trong việc hiểu lời người khác và nói chuyện.

 

Rối loạn ngôn ngữ là một chứng rối loạn giao tiếp, trong đó một người gặp khó khăn dai dẳng trong việc học và sử dụng các dạng ngôn ngữ khác nhau như nói, viết hoặc sử dụng các ký hiệu (theo tờ báo Psychology Today). Người có rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin (khó hiểu những gì họ nghe và nhìn) và biểu đạt bằng lời nói.

Hiện tượng rối loạn ngôn ngữ có thể gặp ở trẻ em và cả người lớn, tuy vậy, trẻ em là đối tượng dễ gặp phải hơn cả. Dựa vào khả năng sử dụng ngôn ngữ, các chuyên gia chia chứng rối loạn ngôn ngữ thành 2 dạng chính: rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận (trẻ chậm hiểu lời) và rối loạn ngôn ngữ biểu đạt (chậm nói). Có trường hợp trẻ có cả hai dạng rối loạn một lúc.

  • Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận: tình trạng trẻ gặp khó khăn khi hiểu những gì trẻ nghe và đọc (chậm hiểu), thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Trong trường hợp này, trẻ khó hiểu lời của người khác nói, khó làm theo hướng dẫn của mọi người xung quanh mình dù là hướng dẫn đơn giản, không sắp xếp được thông tin nghe được một cách có ý nghĩa.
  • Rối loạn ngôn ngữ biểu đạt: Trẻ gặp khó khăn khi nói, diễn đạt để bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình (chậm nói).
  • Rối loạn hỗn hợp: Khi trẻ mắc phải cả 2 rối loạn trên.

Đối với trẻ nhỏ, việc học một ngôn ngữ luôn cần có thời gian, mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển ngôn ngữ khác nhau. Thông thường trẻ đang học một ngôn ngữ có thể sẽ gặp khó khăn trong việc phát âm một số từ. Tuy nhiên, hầu hết trẻ đều có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ khi lên 5 tuổi. Những trường hợp bị rối loạn ngôn ngữ, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp bằng lời nói với những người xung quanh, những rối loạn như vậy thường được phát hiện ở trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi. Trẻ có thể nói ngọng; khó nói, khó diễn đạt, trình bày về ý muốn của mình; không hiểu và tiếp nhận tốt lời nói của người khác,…

Biểu hiện của chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ?

Việc học và sử dụng một ngôn ngữ dựa vào khả năng tiếp nhận (tiếp thu) và khả năng biểu đạt. Khả năng tiếp nhận liên quan đến quá trình tiếp nhận và hiểu ngôn ngữ, trong khi đó khả năng biểu đạt liên quan đến khả năng tạo ra các lời nói và các cử chỉ. Trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ có thể bị suy giảm một trong hai khả năng hoặc cả hai. Các biểu hiện thường xuất hiện sớm trong quá trình phát triển của trẻ.

Rối loạn ngôn ngữ là hiện tượng thường gặp ở trẻ em. Có tới 1 trong 20 trẻ em biểu hiện ít nhất một biểu hiện của chứng rối loạn ngôn ngữ khi chúng lớn lên (theo Medlin Plus). Sau đây, Học viện Phát triển Ngôn ngữ Speech sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về một số biểu hiện của rối loạn ngôn ngữ:

Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận

rối loạn ngôn ngữRối loạn ngôn ngữ tiếp nhận khiến trẻ khó hiểu lời người khác và làm theo hướng dẫn.

 

  • Trẻ khó khăn khi hiểu lời người khác nói;
  • Trẻ khó khăn khi thực hiện theo hướng dẫn, dù là hướng dẫn đơn giản như: “Nhặt đồ chơi lên”;
  • Trẻ thường xuyên thực hiện sai hướng dẫn của người lớn;
  • Trẻ khó khăn khi sắp xếp các suy nghĩ của mình;
  • Trẻ không hứng thú với sách;
  • Trẻ lặp lại từ, lời nói của người khác một cách máy móc,…

Rối loạn ngôn ngữ biểu đạt

rối loạn ngôn ngữTrẻ có rối loạn ngôn ngữ biểu đạt thường chậm nói.

 

Trẻ có chứng rối loạn ngôn ngữ biểu đạt có vấn đề với việc sử dụng ngôn ngữ để thể hiện suy nghĩ và nhu cầu của bản thân. Một số biểu hiện thường thấy như là:

  • Khó ghép chữ lại với nhau để tạo thành một câu;
  • Sử dụng câu ngắn và đơn giản và trật tự từ có thể bị sai;
  • Khó tìm được đúng từ để nói chuyện và thường dùng các từ thay thế như: “ưm”;
  • Số lượng từ vựng ít hơn các bạn đồng trang lứa;
  • Bỏ từ ra khỏi câu khi nói chuyện (nói câu thiếu từ), nói câu gây khó hiểu;
  • Sử dụng lặp lại một số cụm từ nhất định nhiều lần, lặp lại một phần hoặc tất cả câu hỏi;
  • Nói sai ngữ pháp khi giao tiếp, ví dụ như: “chạy chó”, “ngủ mèo”;
  • Trẻ có thể nói không nhiều hay thường xuyên nhưng hiểu những gì người khác nói;
  • Trẻ cảm thấy buồn bã, thất vọng vì không nói chuyện được với người khác.

Trẻ có vấn đề về ngôn ngữ có thể gặp khó khăn trong môi trường xã hội. Đôi khi, rối loạn ngôn ngữ có thể là một phần nguyên nhân gây ra các vấn đề nghiêm trọng về hành vi ở trẻ.

Nguyên nhân của chứng rối loạn ngôn ngữ?

Cho đến hiện tại, có rất nhiều giả thuyết được đặt ra để nghiên cứu về nguyên nhân của chứng rối loạn ngôn ngữ. Nhiều người nghĩ, trẻ bị rối loạn ngôn ngữ là do tiếp xúc sớm với công nghệ hoặc biết nhiều ngôn ngữ khác nhau, tuy nhiên Học viện Phát triển Ngôn ngữ Speech muốn nhận mạnh rằng: nguyên nhân của rối loạn này là không rõ, đã có rất nhiều bài nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân (dinh dưỡng, di truyền,…) nhưng cho đến ngày nay vẫn chưa có cách chứng minh các giải thuyết này là thật sự chính xác. Tuy nhiên, cha mẹ có thể xem xét một số yếu tố có liên quan đến chứng rối loạn ngôn ngữ:

Gen và di truyền

Nhiều nghiên cứu cho thấy gia đình có thành viên từng mắc chứng rối loạn ngôn ngữ thì có một khả năng cao con sinh ra cũng mắc chứng rối loạn ngôn ngữ.

Nguyên nhân thực thể, bệnh lý

Cơ quan phát âm có vấn đề

  • Hở hàm ếch: Hở hàm ếch là một bệnh lý ở miệng ảnh hưởng tới lời nói khiến cho nhiều trẻ em gặp phải khó khăn trong việc dùng và tiếp nhận ngôn ngữ. Trẻ bị hở hàm ếch sẽ tạo ra một khe nứt rộng giữa hai bờ môi, điều này làm cản trở đến việc di chuyển của không khí đi qua phần cổ họng, mũi và miệng;
  • Thắng lưỡi (phanh lưỡi) ngắn hơn so với mức bình thường cũng làm hạn chế cử động của đầu lưỡi và ảnh hưởng tới khả năng phát âm của trẻ;
  • Màng hoặc khe hở thanh quản (một dị tật bẩm sinh trong đó một lớp mô mỏng nằm chắn giữa các dây thanh âm). Thanh quản gặp vấn đề như polyp, nốt, u nang, u hạt, u nhú hoặc loét trên dây thanh âm.

Cơ quan tiếp nhận và xử lý âm thanh, ngôn ngữ có vấn đề

  • Mất hoặc suy giảm về thính giác: Trẻ gặp phải một số vấn đề khó khăn về thính giác cũng có nhiều khả năng dẫn đến tình trạng bị rối loạn ngôn ngữ. Những đứa trẻ bị mất hoặc suy giảm về thính giác sẽ gặp nhiều trở ngại trong việc hiểu ngôn ngữ, lời nói của những người xung quanh, không thể nghe hoặc nghe không rõ những âm thanh, giọng nói phát ra từ bên ngoài.
    Xuất phát từ khả năng nghe bị hạn chế, trẻ cũng khó nói hoặc bắt chước các từ ngữ của người khác hoặc không có khả năng phát âm đúng, nói chuyện trôi chảy như những đứa trẻ khác. Theo đó, các chuyên gia nhận thấy rằng, những đứa trẻ dưới 3 tuổi thường sẽ gặp nhiều vấn đề về viêm tai giữa. Nếu tình trạng này không được sớm phát hiện và có biện pháp khắc phục tốt sẽ gây ảnh hưởng đến ngôn ngữ của trẻ, điển hình là rối loạn ngôn ngữ ở trẻ và nhiều vấn đề sức khỏe khác;
  • Vùng não chịu trách nhiệm về ngôn ngữ có vấn đề: Nhiều trẻ bị rối loạn ngôn ngữ là do gặp rắc rối tại các vùng não chịu trách nhiệm về ngôn ngữ. Nhiều tình trạng bị rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là do một số rắc rối hình thành tại các vùng não có nhiệm vụ quan trọng đối với khả năng nói, chẳng hạn như bệnh loạn vận động, tức là tình trạng bị mất phối hợp giữa các động tác trong việc sử dụng lời nói, rối loạn xử lý âm thanh,…

Chứng mất ngôn ngữ

Rối loạn ngôn ngữ có thể xảy ra ở những đứa trẻ phát triển bình thường nhưng sau đó trẻ trải qua một căn bệnh hoặc chấn thương não bộ ảnh hưởng đến khu vực ngôn ngữ của não bộ. Kiểu rối loạn ngôn ngữ này được gọi là chứng mất ngôn ngữ (Aphasia). Có 4 lĩnh vực chính mà chứng mất ngôn ngữ ảnh hưởng, có thể kể tới như:

  • Ngôn ngữ biểu đạt bằng lời nói (ngôn ngữ biểu đạt);
  • Ngôn ngữ biểu đạt bằng chữ viết (ngôn ngữ biểu đạt);
  • Hiểu ngôn ngữ nói (ngôn ngữ tiếp nhận);
  • Hiểu ngôn ngữ đọc (ngôn ngữ tiếp nhận).

Một trong những vùng não mà chứng mất ngôn ngữ có thể ảnh hưởng là vùng Broca, khu vực của Broca chịu trách nhiệm về các khía cạnh tạo ra ngôn ngữ như ngữ pháp và nghĩa của từ. Vùng não giao tiếp quan trọng thứ hai được gọi là vùng Wernicke, khu vực này có liên quan đến khả năng hiểu ngôn ngữ và được kết nối với khu vực Broca.

Ví dụ về một số bệnh tật hoặc thương tích gây ra chứng mất ngôn ngữ bao gồm:

  • Chấn thương sọ não (TBI);
  • Rối loạn co giật;
  • U não;
  • Bại não;
  • Nhiễm trùng não;
  • Viêm não,…

Rối loạn phát triển thần kinh

Chậm phát triển trí tuệ

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ có thể liên quan đến một số vấn đề chậm phát triển trí tuệ. Trẻ chậm phát triển trí tuệ có sự suy giảm đáng kể trong các hoạt động trí tuệ (thường chỉ số IQ < 70 đến 75) kết hợp với những hạn chế về các chức năng thích ứng, trong đó có giao tiếp và kỹ năng xã hội. Chậm phát triển trí tuệ có thể có các rối loạn chức năng ở một hoặc nhiều điều sau: chú ý, trí nhớ, nhận thức, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tương tác xã hội. Trẻ có thể nói rất ít hoặc thậm chí là hoàn toàn không nói. Trẻ có thể hiểu được những gì người khác nói và truyền đạt hoặc nhại lại những lời người khác vừa nói nhưng không kèm theo biểu cảm hoặc bất kì ngữ điệu nào.

Rối loạn phổ tự kỷ

Các vấn đề về ngôn ngữ rất thường thấy ở trẻ có chứng rối loạn phổ tự kỷ, các dấu hiệu tự kỷ khác bao gồm:

  • Lặp lại các cụm từ vô nghĩa;
  • Hành vi lặp đi lặp lại, rập khuôn;
  • Giao tiếp bằng lời nói và phi ngôn ngữ bị suy giảm;
  • Tương tác xã hội bị suy giảm.

Hội chứng Down

Hội chứng Down là bất thường của nhiễm sắc thể số 21 có thể gây ra chậm phát triển trí tuệ. Trẻ có hội chứng Down thường gặp khó khăn trong phát triển ngôn ngữ, có hành vi tăng động giảm chú ý, tỷ lệ mắc chứng tự kỷ cao.

Yếu tố môi trường giáo dục

Phát triển một ngôn ngữ luôn cần cơ hội và môi trường để luyện tập, vì vậy nếu môi trường sống của trẻ thiếu như “kích thích” này thì trẻ cũng khó phát triển ngôn ngữ tốt, ví dụ như:

  • Giáo dục theo cách bỏ bê trẻ quá mức;
  • Giáo dục theo cách quá yêu chiều, cha mẹ luôn đáp ứng nhu cầu của trẻ trước khi trẻ nói;
  • Cha mẹ quá lạm dụng công nghệ trong việc nuôi dạy trẻ (bạn có thể xem giải thích chi tiết ở bài viết: Vì sao trẻ chậm nói).

Sinh non, chế độ dinh dưỡng

Chứng rối loạn ngôn ngữ cũng dễ gặp ở các trẻ có các vấn đề khi mang thai hoặc khi sinh, chẳng hạn như: mẹ uống rượu trong thai kỳ (rượu bào thai), dinh dưỡng kém, sinh sớm (sinh non) hoặc nhẹ cân. Một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ bổ sung đủ acid folic trong thai kỳ thì trẻ sinh ra ít gặp vấn đề về phát triển ngôn ngữ hơn.

Những nguyên nhân mà Học viện Phát triển Ngôn ngữ Speech tổng hợp và trình bày mang tính chất tham khảo, thực tế việc xác định chính xác nguyên nhân khiến một đứa trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ là rất khó. Có trường hợp là sự kết hợp của nhiều yếu tố, có những trường hợp không xác định được nguyên nhân. Vì vậy, việc cha mẹ đưa con đến các trung tâm đánh giá về mức độ phát triển ngôn ngữ khi con còn nhỏ là rất quan trọng, điều này góp phần phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và can thiệp kịp thời.

Trẻ rối loạn ngôn ngữ có thường mắc các rối loạn phát triển khác không?

Câu trả lời là có. Rối loạn ngôn ngữ có liên quan chặt chẽ với các rối loạn phát triển thần kinh khác, chẳng hạn như rối loạn học tập cụ thể (đọc viết và tính toán), rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn phổ tự kỷ và rối loạn phối hợp phát triển.

Do hạn chế về việc tiếp nhận cũng như biểu đạt ngôn ngữ, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn ở các khía cạnh như:

  • Giao tiếp xã hội: khó kết bạn, tương tác, xây dựng mối quan hệ với người khác;
  • Học tập: Khó đọc, khó viết;
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Không có kỹ năng giải quyết vấn đề, trẻ thương tự cô lập bản thân;
  • Cảm xúc: Cảm xúc bị ức chế cho chưa được thể hiện qua ngôn ngữ, trẻ thường dễ cáu giận, tức giận;
  • Hành vi: Trẻ không thể hiện được nhu cầu và cảm xúc thông qua ngôn ngữ nên có xu hướng bộc phát về hành vi, ví dụ như: đập đồ chơi.

Rối loạn ngôn ngữ có thể ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống của trẻ. Những rối loạn này có thể dẫn đến tương tác xã hội kém hoặc phụ thuộc vào người khác khi trưởng thành.

Trẻ học nhiều hơn một ngôn ngữ không gây nên rối loạn ngôn ngữ. Nhưng một đứa trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp vấn đề giống nhau ở tất cả các ngôn ngữ.

Phòng ngừa chứng rối loạn ngôn ngữ

Ngăn ngừa chứng rối loạn ngôn ngữ là rất khó, đặc biệt là vì nguyên nhân chính xác của chứng rối loạn này phần lớn vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, cha mẹ có thể giảm thiểu tác động của chứng rối loạn ngôn ngữ ở con bằng cách nhận sự tư vấn và đánh giá, hỗ trợ của nhà trị liệu âm ngữ.

Lời khuyên của Speech là: Cha mẹ nên ưu tiên đưa con đến gặp chuyên gia âm ngữ trị liệu để được tư vấn và đánh giá về ngôn ngữ sớm. Việc đánh giá sớm ở trẻ sẽ giúp cha mẹ hiểu được mức độ phát triển ngôn ngữ hiện tại của trẻ, góp phần phát hiện sớm các dấu hiệu của chứng rối loạn ngôn ngữ, từ đó đưa ra phương pháp hỗ trợ phù hợp.

Chuyên gia và trung tâm uy tín cho trẻ rối loạn ngôn ngữ

mat tien 2Học viện Phát triển Ngôn ngữ Speech là trung tâm uy tín đánh giá và tư vấn về phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
  • Học viện Phát triển Ngôn ngữ Speech được thành lập từ năm 2023 – là một trong những trung tâm áp dụng phương pháp hỗ trợ trẻ tiên tiến, cơ sở vật chất chuẩn quốc tế;
  • Chuyên gia tâm lý Trần Thị Diễm đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và hỗ trợ trẻ có rối loạn ngôn ngữ;
  • Chuyên gia tâm lý Trần Phi Hùng là một trong những Thạc sỹ tâm lý có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hỗ trợ trẻ đặc biệt ở Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh.

Để đặt hẹn nhận tư vấn và đánh giá về mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ, bạn có thể liên hệ với Học viện Phát triển Speech. Bước đầu tiên đánh giá, chuyên gia của Học viện Speech sẽ tiến hành đánh giá trẻ dựa trên các khía cạnh:

  • Chức năng thính giác;
  • Kiểm tra xử lý thính giác;
  • Kiểm tra khả học học tập;
  • Chức năng nhận thức.

Ngoài ra, chuyên gia của Học viện Speech cũng sẽ ghi nhận thêm về khả năng chơi, khả năng vận động của trẻ. Tuy nhiên buổi đánh giá đầu tiên chỉ là buổi đánh giá rất cơ bản, sau đó chuyên gia cần gặp trẻ thêm 5 đến 7 buổi để có những đánh giá chuyên sâu, xác thực nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *