PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TẠI SPEECH

z5477977673870 d378a8b7af53a7ee3729d4ad2c43cc04 1
  • Hiện nay, trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt dành cho trẻ em, có nhiều phương pháp giáo dục chuyên biệt như ABA, DIR, DIR/Floortime, TEACCH, RDI, CBT, và Glenn Doman. Tại SPEECH, chúng tôi đã dành nhiều thời gian quan sát, nghiên cứu và làm việc với trẻ em thuộc nhiều độ tuổi, giới tính, tính cách và môi trường sống khác nhau. Qua quá trình này, chúng tôi nhận thấy rằng phương pháp Floortime của Tiến sĩ người Mỹ Stanley Greenspan (1941-2010) là phù hợp với hướng đi và cách tiếp cận của chúng tôi.

    Stanley Greenspan, cha đẻ của phương pháp Floortime/DIR (tiếp cận sàn/ không phân biệt giai cấp thầy trò) nhằm xây dựng mối quan hệ và khuyến khích sự phát triển tình cảm, xã hội và nhận thức của trẻ. Chúng tôi tin rằng phương pháp này không chỉ hiệu quả trong việc hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ, mà còn giúp tạo ra một môi trường học tập thoải mái và thân thiện, nơi trẻ em có thể phát triển tối đa tiềm năng của mình.

    • Phương pháp được ứng dụng tại SPEECH

    Ngoài Floortime, chúng tôi đã và đang nghiên cứu cùng loạt sách và tư liệu của các Giáo Sư Tiến Sĩ trong đó có GS.TS Y Khoa người Nhật Nobuyoshi Hirai (1918-2006), Barbara J Patterson và Palmela Bradley (2000). Từ đó chúng tôi càng củng cố thêm “cách thức tiếp cận” vì chúng tôi luôn đề cao từng cảm xúc cá nhân thực tại của mỗi trẻ để nắm bắt được và từ đó xây dựng mối quan hệ với trẻ. Một điều lưu ý rằng mỗi một ngày khi trẻ đến với SPEECH là với mỗi trạng thái và cung bậc cảm xúc khác nhau do các tác nhân khách quan từ môi trường sống xung quanh trẻ, nên PHƯƠNG PHÁP CỐ ĐỊNH VÀ ABA là một điều không hề tồn tại ở SPEECH. 

    PHƯƠNG PHÁP NỔI BẬT TẠI SPEECH – Hiểu chúng tôi đang làm gì? 

    Trẻ chậm nói, hay mắc các rối loạn khác, sẽ không có khả năng thể hiện hay nhận biết cảm xúc là một trong những lầm tưởng phổ biến đã phần nào trở thành rào cản cho sự phát triển của các em. Nhưng với chúng tôi, trẻ đặc biệt sẽ có cách thể hiện cảm xúc một cách rất riêng, có thể không qua lời nói trực tiếp, nhưng thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ như sử dụng hành động, cử chỉ hay ánh mắt . Cảm xúc là một trong những yếu tố căn bản cho việc phát triển giao tiếp, nhưng để cảm xúc được phát triển tự nhiên, thì đòi hỏi cần phải có một môi trường an toàn để trẻ thoải mái bộc lộ những nhu cầu cá nhân mà không bị phán xét hay gò bò vào bất kì quy chuẩn của “một đứa trẻ ngoan”

    ngoi-nha-giao-tiep-tai-speech

    Những quan điểm nêu trên, cùng với vốn kinh nghiệm lâu năm trong việc hỗ trợ và tiếp xúc với trẻ đã giúp SPEECH cho ra đời phương pháp giáo dục với cách tiếp cận độc đáo, mang những nét khác biệt sau:

    • Trẻ là những người chủ động trong hầu hết các hoạt động chơi: Việc bắt ép trẻ học hay tham gia những hoạt động mà các em không hứng thú thường chỉ mang đến hiệu quả tạm thời trong môi trường học tập nhất định, và chỉ khi có sự hỗ trợ của giáo viên hay can thiệp từ các nhà trị liệu. Ngược lại, chúng tôi cũng nhận ra, trẻ sẽ được củng cố giao tiếp, hành vi và nhận thức tốt hơn nếu được cho phép khám phá, tham gia các hoạt động một cách tự do dựa trên sở thích hay nhu cầu cá nhân của các em. Do đó, đến với SPEECH, trẻ sẽ là người dẫn dắt và đưa ra quyết định trong suốt quá trình chơi – còn chúng tôi, với vai trò là một người bạn, một người đồng hành sẽ giúp thúc đẩy quá trình tương tác, cũng như cố gắng tích hợp việc phát triển các kỹ năng cho các em thông qua các trò chơi đó, thay vì với vị trí là một “người lớn” bắt ép các em học những điều mà bản thân không mong muốn hay tự nguyện 

    • Tôn trọng điểm khác biệt và tính cá nhân của các em: Chúng tôi trân quý những nét khác biệt trong tính cách, nhu cầu và khả năng phát triển của tất cả các em. Mỗi trẻ sẽ mang trong mình những tiềm năng, và đồng thời những khó khăn riêng cần được nhìn nhận, cũng như chấp nhận bằng tất cả sự yêu thương và thấu hiểu. Bởi lẽ, đối với chúng tôi, giáo dục là sự phát triển tự nhiên, chứ không phải là việc chối bỏ tính cá nhân để đi đến những mục tiêu xa vời, chỉ nhằm thỏa mãn với các tiêu chuẩn chung của xã hội đặt ra. Do đó, sẽ không có bất kì một giáo án cố định nào xuyên suốt quá trình giảng dạy tại SPEECH – thay vào đó, trẻ sẽ được thường xuyên quan sát, đánh giá mức độ phát triển nhằm đặt ra các mục tiêu phù hợp với khả năng cũng như linh hoạt thiết kế các giờ chơi ý nghĩa cho các em. 

    • Nhấn mạnh và để cao vai trò của gia đình: Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng thời gian trẻ tương tác tại nhà chiếm phần lớn trong tổng thời gian 24 giờ mỗi ngày. Do đó, môi trường gia đình và những người chăm sóc tại nhà, chẳng hạn như ba mẹ, ông bà, cô chú, v.v., có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Vì vậy, chúng tôi luôn khuyến khích người chăm sóc chính tại nhà cùng đồng hành và hợp tác với chúng tôi trong quá trình giáo dục trẻ, bởi lẽ chúng ta đang cùng nhau xây dựng nền tảng cho tương lai phát triển toàn diện của trẻ.

    TRẺ SẼ HỌC ĐƯỢC VỚI PHƯƠNG PHÁP CỦA SPEECH 

    • Tương tác hai chiều, giao tiếp có chủ đích, ý nghĩa: Tại đây, chúng tôi không chỉ đơn thuần tập trung vào việc phát triển ngôn ngữ, khả năng bật âm hay nói thành lời, mà quan trọng hơn hết, chúng tôi mong muốn thúc đẩy tính chủ động của trẻ trong giao tiếp, cũng như khơi gợi sự yêu thích tương tác, trao đổi của các em với môi trường xung quanh thông qua việc xây dựng các mối quan hệ tích cực, lành mạnh. Chỉ khi giao tiếp xuất phát từ động lực và sự hứng thú cá nhân, trẻ sẽ biết cách chọn lọc, sử dụng từ ngữ có ý nghĩa, có chủ đích, và hạn chế được các tình trạng như nói không đúng ngữ cảnh hay nói lặp lại trong vô thức

    • Khả năng nhận diện và tự điều chỉnh cảm xúc: Nhờ vào các hoạt động vui chơi, trẻ sẽ có cơ hội được phát triển và nhận diện nhiều khung bậc cảm xúc khác nhau, kể cả đó là hạnh phúc, vui sướng hay thậm chí, các trạng thái tiêu cực như tức giận, phản kháng. Ngoài ra, thông qua việc chơi cùng nhau, trẻ cũng  sẽ dần biết chấp nhận và học được các kỹ năng để tự đối diện, điều chỉnh  cảm xúc bản thân, từ đấy biết thấu hiểu, chia sẻ cảm xúc với những người xung quanh. 

    • Phát triển nhận thức, tư duy logic: Trong suốt quá trình tương tác, trẻ sẽ phải không ít lần  đối mặt với “thử thách” đòi hỏi các em phải  có sự quan sát, nhìn nhận vấn để và phân tích để đạt được  kết quả mong muốn, chứ không dừng lại ở việc chơi thụ động. Bởi chúng tôi luôn tin rằng việc chơi sẽ không bao giờ vô nghĩa nếu chúng ta biết tạo ra  những tình huống giúp kích thích tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề ở trẻ. 

    • Vận động tinh và vận động thô: Chơi khuyến khích sự phát triển vận động thô thông qua các hoạt động thể chất như chạy, nhảy và giữ thăng bằng, đồng thời cải thiện kỹ năng vận động tinh bằng cách cho trẻ sử dụng công cụ và đồ dùng. Chinh sự say mê đối với trò chơi cho phép trẻ luyện tập, và làm chủ các kỹ năng vận động của mình một cách tự nhiên, bền vững.