Site icon Học Viện Phát Triển Ngôn Ngữ SPEECH

Cách rèn cho bé khó ngủ tự ngủ đêm

Sari Purdue

Trong những năm tháng đầu đời, thời điểm thích hợp để ba mẹ giúp con hình thành thói quen tự ngủ là giai đoạn từ 3 – 4 tháng tuổi. Điều này sẽ giúp con dễ đi vào giấc ngủ, tránh tình trạng trẻ khó ngủ, ít quấy khóc và đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Vậy cần làm gì để trẻ tự ngủ? Ở bài viết này, Học viện Phát triển Ngôn ngữ Speech sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề.

Tại sao nên rèn cho trẻ tự ngủ đêm?

Bé tự ngủ ngon và ngủ sâu giấc vào ban đêm giúp tuyến tiền yên tiết ra hormone tăng trưởng cao và nhiều hơn so với bình thường.

Một em bé có giấc ngủ sâu và ít tỉnh giấc giữa đêm thì sáng hôm sau sẽ cảm thấy sảng khoải và vui vẻ hơn những đứa trẻ quấy khóc, khó ngủ. Trên thực tế, giấc ngủ quyết định rất nhiều đến sự phát triển của các bé, bao gồm cả thể chất và tinh thần. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bé ngủ sâu giấc vào ban đêm chính là tuyến tiền yên tiết ra hormone tăng trưởng cao và nhiều hơn so với bình thường. Điều này cực kì tốt cho sự phát triển về cân nặng, chiều cao và trí tuệ của trẻ. Đồng thời cũng quyết định đến khả năng nhận thức và học hỏi của bé sau này.

Đồng thời, việc ba mẹ dỗ dành, bế bồng quá nhiều để ru ngủ cũng khiến trẻ lớn lên dễ bị phụ thuộc, khó tự lập, không biết sắp xếp công việc. Trong khi đó, các bé tự ngủ một mình thường độc lập hơn, ít nhút nhát, có năng lực thích ứng với môi trường mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, những bé tự ngủ từ sớm cũng ít khi nhõng nhẽo, ăn vạ hoặc khóc lóc với ba mẹ.Thêm vào đó, khi trẻ có thể tự ngủ ngon, ba mẹ sẽ không cần phải dậy thường xuyên lúc nửa đêm để dỗ dành con ngủ, ba mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi, giảm bớt căng thẳng cho ba mẹ trong việc chăm sóc con cái. Vì vậy, việc tập cho con tự ngủ là điều rất quan trọng.

Khi nào nên rèn trẻ tự ngủ?

Thời điểm thích hợp mà ba mẹ nên tập cho con tự ngủ là từ 3 – 4 tháng tuổi. 

Thời điểm thích hợp mà các chuyên gia khuyến khích ba mẹ bắt đầu tập cho bé tự ngủ là khi bé được 3 – 4 tháng. Khi đó, ý thức về ngày và đêm của trẻ bắt đầu hình thành. Các giấc ngủ của bé ổn định và kéo dài hơn (khoảng 4 – 6 tiếng), ban đêm cũng ít khi quấy khóc đòi bú mẹ do dạ dày của con lớn hơn, con lâu bị đói hơn.

Nếu bỏ qua giai đoạn này, ba mẹ vẫn có thể luyện bé ngủ ở giai đoạn sau. Tuy nhiên, khi lớn hơn, bé đã quen với việc có mẹ dỗ ngủ nên khó thay đổi hơn, việc luyện bé ngủ tự lập sẽ có thể trở nên khó khăn hơn.

Nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ hay quấy khóc đêm?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ khó ngủ và quấy khóc đêm. 

Để luyện tập cho bé tự ngủ và có thể ngủ ngon giấc, ba mẹ cần hiểu rõ những nguyên nhân khiến bé quấy khóc không chịu ngủ và phương án xử lý tương ứng:

  • Nhiệt độ trong phòng ngủ: Khi trẻ nhỏ cảm thấy lạnh hoặc nóng, chúng cũng có thể khóc. Bạn có thể trang trí phòng ngủ với các loại đèn cho ra ánh sáng ấm áp, điều này sẽ làm dịu và đưa bé sớm trở lại giấc ngủ. Lúc này ba mẹ có thể xem xét việc cởi bớt đồ hay mặc thêm quần áo để thân nhiệt bé ở mức phù hợp.
  • Trẻ mọc răng: Trường hợp con bạn khóc vào ban đêm mà không rõ nguyên do, hãy kiểm tra xem liệu con có đang mọc răng hay không. Cơn đau nướu khi mọc răng làm cho trẻ khó ngủ và khóc đêm. Bên cạnh đó, việc mọc răng cũng khiến trẻ trở nên cáu kỉnh, sinh ra kén uống hay bứt rứt khó chịu, do đó ba mẹ nên chú ý và quan tâm đến những biểu hiện này của trẻ. 
  • Trẻ bị kích thích quá mức: Việc bạn đưa trẻ đến những nơi công cộng đông người, những trung tâm mua sắm hoặc xem các bộ phim có tình tiết kịch tính hay nghe những bản nhạc có tiết tấu mạnh… có thể khiến trẻ khóc vào ban đêm. Nguyên do là những điều này có thể tạo ra những cơn ác mộng ở trẻ khiến trẻ giật mình và khóc đêm. Vấn đề này còn được xem như tình trạng quá tải cảm xúc đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu về giấc ngủ của trẻ sơ sinh.

Nguyên tắc tập cho trẻ tự ngủ đêm

Tập cho bé ăn ngủ hợp lý

Bé hay “ăn vặt” sẽ hay “ngủ vặt” và thức giấc giữa đêm. 

 

Một điều mà ít ba mẹ hiểu được là: ăn và ngủ rất liên quan đến nhau. Khi ba mẹ cho con ăn liền sát giờ nhau quá, một cách vô hình ba mẹ dạy con “ăn vặt”. Khi con ăn vặt thì con ăn rất ít, do đó con nhanh đói (và không bao giờ con ăn thực sự no ở mỗi bữa). Khi con nhanh đói thì khi ngủ, tại giấc ngủ nông con cảm nhận mình đang đói, do đó con lại hay tỉnh giấc, ngủ không ngon giấc. Từ “ăn vặt” (ăn ít) kéo theo “ngủ vặt” (ngủ ngắn). Ngủ vặt, thiếu ngủ làm trẻ mệt mỏi, không có khẩu vị, thiếu kiên nhẫn và tinh thần không sáng khoái để có thể ăn nhiều hay ăn no. Do đó bé lại tiếp tục ăn vặt.

Tiếp tục vòng lặp thứ hai: Có những bé không có nhu cầu ăn đêm nữa, nhưng ba mẹ thấy con dậy khi chuyển tiếp các chu kỳ của giấc ngủ, ba mẹ không có cách nào khác cho con ngủ lại được ngoài việc cho con ti mẹ, tức là cho trẻ ăn. Ăn đêm nhiều làm nhu cầu nạp năng lượng về ban ngày giảm. Khi con không đói vào ban ngày thì con ăn ít, ăn vặt. Và đương nhiên, ăn vặt thì lại ngủ vặt vào ban ngày. Ngủ vặt thì trẻ lại ngủ không đủ giấc, không đủ sự nghỉ ngơi vào ban ngày, do đó trẻ khó ngủ sâu giấc vào ban đêm, bé thường dậy đêm, khi bé dậy đêm thì lại tiếp tục được cho ăn.

Do đó 2 vòng luẩn quẩn này sẽ mãi quay tròn không dứt ra được: nếu ba mẹ tiếp tục cho con vào ăn đêm, ăn vặt – ngủ vặt vào ban ngày và trẻ không có khả năng ăn trọng bữa hay ngủ một giấc ngủ trọn vẹn có chất lượng.Giấc ngủ là tiền đề quan trọng cho con phát triển trí não, thể chất và tinh thần. Để giúp bé ngủ giấc đêm dài thì ban ngay bé cần ngủ đủ. Trẻ ban ngày ngủ đủ thì đêm dễ chấp nhận giấc ngủ, ngủ dài, ngủ sâu và ngủ liền mạch hơn. Do đó bé ít dậy đêm hơn.

Hai việc ăn và ngủ có liên quan mật thiết với nhau. Bé ăn được no sẽ ngủ ngon được và ngược lại bé ngủ dài giấc thì sẽ ăn ngon. Muốn phá vỡ những vòng tròn luẩn quẩn trên, đòi hỏi ba mẹ nên tiến hành giãn bữa cho bé: Bé cần có khoảng thời gian tiêu hóa thức ăn và cảm thấy đói, đó là nhu cầu tự nhiên, lâu dần tạo thành nhịp sinh học. Mặt khác, khi con càng lớn, thần kinh càng phát triển thì con càng thức được lâu hơn. Đồng thời khả năng tiêu hóa và tích trữ năng lượng của con tốt hơn khi con lớn dần, con sẽ lâu đói hơn, do đó để tránh ăn vặt, các bữa của con cần cách nhau một khoảng thời gian xa hơn. Sau này, bé sẽ ăn theo giờ dẫn đến bé ăn và ngủ đúng bữa.

Dạy bé sự khác biệt giữa ngày và đêm

Dạy bé phân định được ngày đêm là chìa khóa tập trẻ tự ngủ đêm. 

 

Đối với các bé còn quá nhỏ thường sẽ chưa phân định được ngày và đêm, nên bé thường hay thức giấc vào ban đêm và ngủ nhiều ban ngày. Chính vì vậy, ba mẹ cần phải điều chỉnh lại đồng hồ sinh học này bằng cách:

Trong khoảng thời gian ban ngày, cha mẹ nên tăng cường các hoạt động thể chất cho bé (trò chuyện, chơi đùa với trẻ) và giới hạn giấc ngủ ngày của bé xuống còn 3 giờ, nếu thời gian ngủ vượt quá, ba mẹ hãy nhẹ nhàng đánh thức và hạn chế để bé ngủ liền mạch quá lâu, vì điều này có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc phân biệt ngày và đêm, dẫn đến tình trạng “ngủ ngày, cày đêm”.

Vào ban đêm hãy đảm bảo phòng tối, yên tĩnh, không trò chuyện với bé nhiều, nếu cần ba mẹ có thể dùng đèn ngủ với ánh sáng dịu nhẹ để chăm sóc bé khi cần. Đồng thời, để giúp bé dễ đi vào giấc ngủ ban đêm hơn thì có thể cho con bú hoặc vỗ về nhẹ. 

Hãy đặt con lên giường khi đã buồn ngủ có dấu hiệu buồn ngủ 

Khi con ngáp hay mếu khóc, ba mẹ có thể đặt bé lên giường dù con vẫn còn thức, để từ đó hình thành thói quen không chờ mẹ vỗ về mà con hãy tự ngủ.

 

Các tín hiệu cho biết trẻ đang cần một giấc ngủ đó có thể là chúng im lặng và tĩnh lặng, dụi mắt, ngáp hoặc khóc. Hãy đáp ứng những tín hiệu về giấc ngủ này của bé bằng ngay lập tức bằng cách cho chúng vào cũi hoặc nôi ngủ của chúng để bé chợp mắt. 

Nếu bạn muốn dạy con ngủ ngon qua đêm, điều quan trọng là chúng phải học cách ổn định giấc ngủ trở lại khi chúng quấy khóc vào cuối mỗi chu kỳ. Nếu tiếng khóc ban đêm của trẻ chỉ là tiếng càu nhàu, ba mẹ hãy kiểm tra ngắn gọn xem bé có cảm thấy thoải mái, không đói, quá nóng hay quá lạnh và tã của bé có sạch không.

Trong giai đoạn những tháng đầu đời của trẻ, khi thấy con ngáp hay mếu khóc thì ba mẹ có thể đặt bé lên giường dù con vẫn còn thức, để từ đó hình thành thói quen không chờ mẹ vỗ về mà con hãy tự ngủ. Nhất là vào ban đêm, khi thấy bé thức ba mẹ có thể vỗ về nhẹ, hát ru để tập bé ngủ tiếp thay vì bế con dậy và cho con bú. Bởi vì khi bế bé trên tay, bé dễ hình thành thói quen phụ thuộc vào ba mẹ, nếu không được bồng ru thì lại thức giấc. 

Tách sữa khỏi giấc ngủ

Đa phần các bé từ 2 – 3 tháng tuổi đòi hỏi phải bú mẹ ít nhất 3 – 4 lần trong đêm, thường sẽ thức giấc giữa đêm. Vậy nên, để giúp con tự ngủ tốt hơn thì ba mẹ cần cắt giảm lượng thức ăn cho trẻ qua đêm, để đảm bảo bé chỉ bú khoảng 1 – 2 lần. Sau đó mới bắt đầu hình thành thói quen kéo dài thời gian giữa các cữ bú vào ban đêm của con.

Đối với các bé từ 6 tháng trở đi thì mẹ có thể cắt giảm cữ bú đêm của con. Tuy nhiên, nếu ba mẹ tiếp tục cho trẻ ăn đêm cần phải rèn luyện thói quen đặt bé xuống giường dù con vẫn còn thức, hạn chế tương tác lúc bé đang ăn. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng cai sữa đêm mà trẻ cũng sẽ bớt lệ thuộc vào mẹ khi đêm xuống.

Dạy trẻ đi ngủ đúng giờ

Việc rèn cho trẻ đi ngủ đúng giờ ngay từ nhỏ sẽ giúp thiết lập đồng hồ sinh học cho con. Tốt nhất, ba mẹ nên rèn cho bé đi ngủ trước 21:00 tối hoặc thời điểm mà ba mẹ chọn, dù bé có đang thức thì bạn cũng nên ru bé để con dần chìm vào giấc ngủ đúng giờ.

Xem thêm:

Phương pháp rèn trẻ khó ngủ tự ngủ đêm

Phương pháp Cry-It-Out

Phương pháp “Cry It Out” ba mẹ để cho trẻ khóc tự nhiên một khoảng thời gian nhất định trước khi vỗ về hay dỗ dành con. 

 

Phương pháp “Cry It Out” (viết tắt CIO, dịch là “hãy để bé khóc”) được biết đến là một phương pháp rèn luyện giấc ngủ cho trẻ. Với phương pháp này, ba mẹ để cho trẻ khóc tự nhiên một khoảng thời gian nhất định, sau đó rồi ba mẹ mới trấn an và vỗ về. Khi thực hiện hành động này thường xuyên, bé sẽ dần làm quen và giúp con tự chìm vào giấc ngủ và hạn chế tình trạng giật mình, thức giấc cụ thể trước khi vỗ về hay dỗ dành con.

Việc bồng bế hay để trẻ tự đi vào giấc ngủ trong khi chăm trẻ sẽ không thể nào tập cho trẻ thói quen tự nín khóc. Trẻ cần học cách thôi quấy khóc rồi tự đi vào giấc ngủ. Đây được xem như là một kỹ năng hữu ích giúp trẻ hình thành tính tự lập, một đặc điểm mà trẻ em Việt Nam rất cần học hỏi sau này khi lớn lên.

Phương pháp CIO ra đời cũng mang lại một lợi ích nữa đó là việc hạn chế tiếp xúc, sờ chạm vào trẻ sẽ giúp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm và vi khuẩn lây lan sang cho trẻ.

Ba mẹ có thể tham khảo quy trình thực hiện phương pháp Cry-It-Out:

Quy trình thực hiện phương pháp CIO này như sau:

Với phương pháp này thời gian mà ba mẹ rời bé sẽ tăng dần lên, ví dụ: lúc đầu ba mẹ rời đi khoảng 3 phút, sau đó là 5 phút, 7 phút hoặc 10 phút, tuy nhiên thời gian cho trẻ thực hiện phương pháp CIO phụ thuộc hoàn toàn vào ba mẹ và bé. Khi thực hiện phương pháp này, ba mẹ sẽ thấy kết quả tương đối nhanh chóng, chỉ cần ba mẹ tuân thủ phương pháp một cách nhất quán, bạn sẽ thấy giấc ngủ của trẻ sẽ được cải thiện sau khoảng 3 đến 4 ngày và sau khoảng 7 đến 10 ngày là sự thay đổi đáng kể. 

Có một lưu ý là phương pháp này không thích hợp cho trẻ sơ sinh còn quá nhỏ. Trẻ sơ sinh cần được cho ăn vào buổi tối và đồng hồ sinh học ở trẻ vẫn còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện nên việc thức giấc ở trẻ là điều bình thường. Vì thế nên bố mẹ đừng cố ép trẻ ngủ. Thời gian ổn nhất để tập trẻ bằng phương pháp này là 5 tháng. 

Bên cạnh đó, CIO cũng không dành cho trẻ gặp các vấn đề về sợ hãi có điều kiện khi bị bỏ rơi một mình hay trẻ có phản ứng nôn ói. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng đối với những trẻ gặp tổn thương về tâm sinh lý, ba mẹ không nên bỏ trẻ lại một mình. Trẻ thường có phản ứng có điều kiện với sự chia cách bằng cách nôn ói. 

Phương pháp Fading

Fading là phương pháp rèn bé tự ngủ cũng bằng cách để con khóc trong thời gian nhất định nhưng sẽ luôn có mẹ ở gần.

 

Phương pháp rèn luyện giấc ngủ Fading, còn được gọi là “Camping Out”, là một biến thể nhẹ nhàng hơn của phương pháp Cry It Out (CIO). Fading là phương pháp rèn bé tự ngủ cũng bằng cách để con khóc trong thời gian nhất định nhưng sẽ luôn có mẹ ở gần. Với phương pháp này sẽ nhẹ nhàng hơn, khi con dần tự ngủ được thì khoảng cách giữa ba mẹ và bé sẽ tăng lên, cho tới khi không có mẹ ở bên bé vẫn sẽ tự ngủ. 

Để thực hiện bạn có thể ngồi trên một chiếc ghế bên cạnh nôi giường của bé và chờ đợi cho đến khi con chìm sâu vào giấc ngủ. Nếu trẻ bắt đầu quấy khóc, hãy nhẹ nhàng vỗ về để dỗ dành trẻ. 

Khoảng vài đêm sau, bạn nên dần dần di chuyển vị trí ngồi của mình xa hơn so với trẻ một chút, nhưng đảm bảo bạn vẫn nằm trong tầm nhìn của trẻ, có thể là ở giữa phòng, ở ngưỡng cửa, hoặc ngay ngoài cửa phòng. Sau khoảng 2 tuần, bạn sẽ có thể ra khỏi phòng ngay sau khi đã đặt trẻ ngủ. 

Quy trình thực hiện như sau:

Phương pháp Time – Check in – giúp khắc phục trẻ khó ngủ

Time – Check in được biết đến là phương pháp dạy trẻ tự ngủ có nguyên tắc, cũng như cách thực hiện cũng khá tương tự như CIO trên. Điểm khác biệt ở đây chính là thời gian mà ba mẹ ra khỏi phòng sẽ cố định thay vì tăng dần như CIO. Quy trình thực hiện như sau:

Phương pháp 4s, 5s – thổi bay tình trạng trẻ khó ngủ

Phương pháp này được đánh giá cao khi dạy con tự ngủ hiệu quả, hạn chế giật mình hơn khi ngủ. Quy trình thực hiện như sau:

Phương pháp Chair

Phương pháp Chair được thực hiện liên quan đến một cái ghế! Phương pháp này cần khá nhiều sự kiên nhẫn từ ba mẹ. Sau khi đặt bé lên giường, thay vì rời đi thì ba mẹ ngồi lại trên một cái ghế cạnh giường của bé, ba mẹ không được ôm nhưng có thể dùng lời nói để dỗ dành và trấn an cho đên khi bé ngủ thiếp đi. Sau đó có thể rời đi và quay lại thực hiện tương tự nếu bé tiếp tục khóc. Tuy nhiên sau mỗi lần, ba mẹ hãy tăng khoảng cách từ chiếc ghế đến chỗ bé, dần dần cho đến khi ra khỏi phòng.

Phương pháp bế lên/đặt xuống (Pick-Up Put-Down) đẩy lùi tình trạng trẻ khó ngủ

Phương pháp bế lên/đặt xuống đòi hỏi ba mẹ phải bế con lên và đặt con xuống liên tục cho đến khi bé cảm thấy buồn ngủ. 

Đây được xem là phương pháp đòi hỏi ba mẹ cần có sự kiên trì, cũng như sức lực. Cụ thể, mỗi phụ huynh sẽ mất khoảng 20 phút để thực hiện việc bế con lên, rồi đặt con xuống liên tục cho đến khi bé cảm thấy buồn ngủ, thậm chí là lâu hơn. Việc này cứ lặp đi lặp lại sẽ dần tạo thành thói quen và giúp bé có thể tự ngủ mà không quấy khóc đêm.

Những lưu ý khi tập con tự ngủ

Cho dù ba mẹ lựa chọn cách rèn trẻ tự ngủ nào thì cũng đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn. Đôi khi có một số phương pháp phù hợp cho bé này nhưng lại không có tác dụng với trẻ khác. Vì vậy ba mẹ cần phải trải qua nhiều lần thử những phương pháp khác nhau mới có thể tìm được cách luyện ngủ phù hợp nhất.

Không có phương pháp nào là đúng hay sai mà chỉ có phù hợp hoặc không phù hợp mà thôi. Khi đã tìm ra được phương án tốt nhất, ba mẹ phải thật kiên trì, cho bé thực hiện ít nhất khoảng một tuần để có thể đánh giá kết quả một cách chính xác.

Cơ thể của mỗi đứa trẻ là khác nhau, không có cách nào hữu dụng cho tất cả trẻ vì vậy cha mẹ nên lắng nghe và quan sát trẻ, sau đó tìm ra cách tiếp cận nào là phù hợp với con nhất.

Nếu ba mẹ đang cho bé thực hiện một phương pháp luyện ngủ nào đó mà đột nhiên nghe bé khóc, đừng vội hoảng loạn bởi đó là hiện tượng rất bình thường đối với mọi phương pháp. Tuỳ vào phương án mà ba mẹ đang thực hiện để có cách xử lý khác nhau. Miễn là ba mẹ tạo một không gian ngủ an toàn cho bé thì không cần phải quá lo lắng nữa. Quan trọng là lúc bé khóc, ba mẹ cần kiểm tra bé để đảm bảo rằng trẻ sẽ không cảm thấy khó chịu và quấy khóc đêm vì đói, tã bẩn, không gian hoặc nhiệt độ phòng. Nếu tình trạng trẻ khó ngủ thì ba mẹ nên đưa trẻ đến các chuyên gia để nhận được sự hỗ trợ. 

Exit mobile version