1. Tuổi dậy thì là giai đoạn như thế nào?
Tuổi dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn, thường bắt đầu từ 10 đến 18 tuổi. Đây là lúc trẻ trải qua nhiều biến đổi về thể chất, tâm sinh lý và xã hội.
Những đặc trưng tâm lý nổi bật của trẻ tuổi dậy thì:
- Tìm kiếm cái tôi, khẳng định bản thân.
- Dễ bị ảnh hưởng bởi bạn bè và mạng xã hội.
- Cảm xúc thay đổi nhanh chóng, dễ nổi nóng hoặc thu mình.
- Mong muốn độc lập nhưng vẫn cần được yêu thương, định hướng.
2. Tâm lý bố mẹ khi con bước vào tuổi dậy thì
Rất nhiều cha mẹ chạm đến lúc này mới nhận ra rằng cách giao tiếp và dạy dỗ con trước đây không còn hiệu quả. Tâm lý lo lắng, mệt mỏi, thắm chí là trầm cảm có thể xuất hiện nếu cha mẹ cảm thấy mình đang ‘mất kiểm soát‘ con.
Thông điệp quan trọng: Trẻ đang thay đổi, cha mẹ cũng cần thay đổi cách đồng hành và dạy dỗ.
3. Cách nuôi dạy con tuổi dậy thì một cách khoa học và ứng xử linh hoạt
3.1. Lắng nghe thay vì phê phán
- Dù con nói những điều nghe có vẻ “ngốc nghếch” hay cá thể gây khó chịu, hãy lắng nghe để hiểu con muốn gì.
- Trẻ chỉ mở lòng khi cảm thấy được tôn trọng.
3.2. Thiết lập quy tắc rõ ràng nhưng linh hoạt
- Các quy tắc về giờ giấc, hành vi, thái độ phù hợp giúp trẻ biết giới hạn.
- Nên để trẻ tham gia vào việc đặt ra quy tắc thay vì áp đặt.
3.3. Khuyến khích con đối diện và học từ sai lầm
- Thay vì bao bọc hay chỉ trích, hãy dùng sai lầm như một cách để dạy con cách đối mặt và chịu trách nhiệm.
3.4. Tôn trọng sự thay đổi của con
- Cho con tự quyết một số việc như chọn trang phục, bạn bè, sở thích…
- Trẻ sẽ hài lòng và trân trọng niềm tin của bố mẹ hơn.
3.5. Duy trì kết nối đều đặn
- Tạo thói quen nói chuyện hàng ngày: trong bữa cơm, trước khi đi ngủ, hoặc qua những chuyến đi chung.
- Càng kết nối đều đặn, càng giúp con mở lòng khi gặp khó khăn.
3.6. Trở thành tấm gương cho con
- Trẻ quan sát thái độ, cách ứng xử của cha mẹ trong mọi tình huống để học theo.
- Muốn con biết điều tiết, kiên nhẫn, trung thực… hãy bắt đầu từ chính cha mẹ.
- Gợi ý một số câu nói tích cực cha mẹ có thể dùng
- “Con có muốn chia sẻ với mẹ không? Mẹ sẽ lắng nghe.”
- “Mặc dù con sai nhưng mẹ vẫn yêu con và tin con sẽ lớn lên từ điều đó.”
- “Con có quyền chọn lựa, nhưng cũng cần chịu trách nhiệm với quyết định đó.”
- “Mẹ cũng từng làm sai, quan trọng là mình rút ra điều gì.”
5. Khi nào cần tìm đến chuyên gia tâm lý?
Không phải lúc nào cha mẹ cũng đủ kinh nghiệm hoặc điều kiện để đồng hành với con. Hãy tìm đến chuyên gia khi:
- Con có biểu hiện trầm cảm, thu mình, tự làm hại bản thân.
- Mối quan hệ cha mẹ – con liên tục đổ vỡ, xung đột.
- Cha mẹ cảm thấy mình đã thử nhiều cách mà không hiệu quả.
Kết luận
Tuổi dậy thì không chỉ là của trẻ, mà còn là hành trình mới của cha mẹ. Việc nuôi dạy con trong giai đoạn này đòi hỏi nhiều yêu thương, kiên nhẫn và sự linh hoạt. Hãy coi đây là cơ hội để đôi bên cùng lớn lên và tạo nền một mối quan hệ bền vững, đồng cảm suốt đời.