Các trò chơi dành cho trẻ tự kỷ mà cha mẹ cần biết

Các trò chơi cho trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong giao tiếp, tương tác xã hội và kiểm soát cảm xúc, hành vi. Tuy nhiên, thông qua các trò chơi phù hợp, cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng, cải thiện giao tiếp và kết nối với mọi người, hòa nhập với môi trường xung quanh. Bài viết này của Học viện Phát triển Ngôn ngữ SPEECH sẽ giới thiệu những trò chơi đơn giản, hiệu quả dành cho trẻ tự kỷ mà cha mẹ nên biết để hỗ trợ con phát triển toàn diện.

Trò chơi dành cho trẻ tự kỷ có ý nghĩa như thế nào?

Trò chơi đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện bên cạnh các phương pháp giảng dạy dành cho trẻ tự kỷ nói riêng và trẻ em bình thường nói riêng. Khác với trẻ phát triển bình thường, trẻ tự kỷ khó có thể giao tiếp bằng lời, khả năng hiểu cảm xúc và tương tác xã hội cũng kém. Trò chơi, đặc biệt là các trò chơi mang tính tương tác hoặc mô phỏng, giúp trẻ học cách quan sát, lắng nghe và phản hồi các tình huống cụ thể trong môi trường an toàn và thân thiện. Khi tham gia trò chơi, trẻ tự kỷ được kích thích các giác quan, đồng thời hình thành dần các kỹ năng nhận thức như tập trung chú ý, ghi nhớ, phân biệt màu sắc, hình dạng và ngôn ngữ cơ bản.

Các trò chơi cho trẻ tự kỷ

Cha mẹ nên tham gia các trò chơi cùng trẻ tự kỷ để tăng cường hiệu quả can thiệp.

Ngoài ra, các trò chơi còn giúp trẻ tự kỷ điều chỉnh hành vi và cảm xúc một cách tích cực. Những trò chơi có tính trật tự, cấu trúc rõ ràng, như xếp hình, phân loại, hay chơi theo lượt, có thể giúp trẻ học cách tuân theo quy tắc và giảm bớt sự lo âu. Các trò chơi vận động nhẹ như ném bóng, kéo co, hay nhảy theo nhạc hỗ trợ phát triển vận động thô, điều hòa cảm giác và giải phóng năng lượng. Từ đó, trẻ cảm thấy dễ chịu và ổn định tâm lý hơn.

Khi cha mẹ cùng con chơi những trò chơi đơn giản, mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ sẽ trở nên gần gũi và gắn bó hơn. Cha mẹ dễ tiếp cận với thế giới nội tâm của con, hiểu được trẻ tự kỷ thích chơi gì hay nhu cầu mà trẻ khó diễn đạt bằng lời, tăng khả năng hợp tác trong quá trình trị liệu hoặc học tập về sau.

Các trò chơi dành cho trẻ tự kỷ mà cha mẹ cần biết

Trẻ tự kỷ nên chơi gì? Trò chơi đóng vai, trò chơi xây dựng, trò chơi ngoài trời và trò chơi theo nhóm là những trò chơi dành cho trẻ tự kỷ mà cha mẹ cần biết để chơi cùng con.

Trò chơi đóng vai

Trò chơi đóng vai là phương pháp can thiệp hiệu quả giúp trẻ tự kỷ phát triển kỹ năng xã hội, ngôn ngữ và khả năng tương tác. Thông qua việc nhập vai vào các tình huống quen thuộc như đi siêu thị, làm bác sĩ, hay đóng vai cha mẹ – con cái, trẻ được khuyến khích sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp bằng ánh mắt, cử chỉ và học cách nhận biết cảm xúc.

Bên cạnh đó, trò chơi đóng vai còn tạo môi trường an toàn để trẻ thử nghiệm và luyện tập các hành vi xã hội mà không sợ bị đánh giá. Việc kết hợp giữa trò chơi và hướng dẫn từ người lớn/chuyên gia giúp trẻ tự kỷ từng bước mở rộng khả năng tưởng tượng, nâng cao sự linh hoạt trong tư duy và cải thiện khả năng thích nghi với các tình huống mới. Đây là hình thức can thiệp giàu tính giáo dục và có thể áp dụng linh hoạt tại nhà, lớp học hoặc các trung tâm chuyên biệt.

tro-choi-nhap-vaichotre

Trò chơi xây dựng

Trò chơi xây dựng đặc biệt hữu ích đối với trẻ tự kỷ trong việc phát triển tư duy logic, kỹ năng vận động tinh và khả năng tập trung. Có thể kể đến như xếp hình, lắp ghép khối, xây nhà bằng gạch nhựa hoặc lắp ráp mô hình. Thông qua các trò chơi xây dựng, trẻ được kích thích trí tưởng tượng, học cách lập kế hoạch, giải quyết vấn đề và phối hợp tay – mắt một cách hiệu quả.

Đối với trẻ tự kỷ, trò chơi xây dựng còn đóng vai trò như một phương tiện hỗ trợ giao tiếp gián tiếp, giúp trẻ chia sẻ ý tưởng, kiên nhẫn chờ tới lượt chơi và hợp tác cùng người khác trong quá trình xây dựng. Trẻ dần học được cách làm việc theo nhóm, cải thiện tính cách và giảm các hành vi lặp đi lặp lại. 

Trò chơi ngoài trời

Ngoài ra, cha mẹ có thể tham gia các trò chơi ngoài trời cùng trẻ tự kỷ, hỗ trợ sự phát triển thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ. Các hoạt động như chạy nhảy, ném bóng, chơi bập bênh, đu quay hay các trò chơi vận động nhóm khác. Không gian mở và môi trường tự nhiên còn giúp trẻ giảm căng thẳng, tăng sự hứng thú, rèn luyện khả năng vận động thô, cải thiện điều hòa cảm giác và giải tỏa năng lượng dư thừa. 

Khi tham gia các trò chơi có luật lệ đơn giản cùng bạn bè hoặc người lớn, trẻ được học cách tuân theo hướng dẫn, hợp tác và giao tiếp trong bối cảnh thực tế, trẻ tăng cường khả năng tương tác và thích nghi linh hoạt hơn với môi trường xung quanh.

Vui choi cung trẻ

Trò chơi ngoài trời giúp trẻ tự kỷ rèn luyện khả năng vận động, thích nghi với môi trường.

Trò chơi theo nhóm

Một trong những trò chơi hiệu quả dành cho trẻ tự kỷ cha mẹ không nên bỏ qua là trò chơi theo nhóm như chuyền bóng, đóng vai tập thể, xếp hàng theo hiệu lệnh,… Từ đây, trẻ học được cách chia sẻ lượt chơi, lắng nghe, chờ đợi và làm việc cùng người khác để đạt mục tiêu chung. Những kỹ năng này đặc biệt quan trọng trong quá trình hòa nhập xã hội và thường là những kỹ năng trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn.

Ngoài việc hỗ trợ kỹ năng xã hội, trò chơi theo nhóm còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát và phản ứng linh hoạt trong các tình huống mang tính tập thể. Các hoạt động nhóm được thiết kế phù hợp với năng lực và nhu cầu cá nhân sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn, tự tin và hứng thú khi tham gia, giúp trẻ tự kỷ tiến bộ trong hành vi và giao tiếp xã hội.

Làm thế nào để chơi hiệu quả với trẻ tự kỷ?

Để chơi hiệu quả với trẻ tự kỷ, giúp trẻ phát triển và dễ dàng hòa nhập, cha mẹ nên lưu ý tạo môi trường an toàn, hướng dẫn trẻ tỉ mỉ, chậm rãi và kiên trì.

Tạo môi trường an toàn

Tạo môi trường an toàn là điều kiện tiên quyết khi chơi cùng trẻ tự kỷ. Không gian chơi nên yên tĩnh, quen thuộc, ít tiếng ồn và có ánh sáng dịu để tránh gây quá tải cảm giác. Trò chơi cần đơn giản, phù hợp với khả năng và tính cách của trẻ, không chứa vật sắc nhọn hay đồ dễ nuốt. Môi trường an toàn giúp trẻ dễ dàng kết nối, học hỏi và phát triển tốt hơn.

Hướng dẫn trẻ tỉ mỉ, chậm rãi

Khi chơi với trẻ tự kỷ, cha mẹ cần hướng dẫn con một cách tỉ mỉ, chậm rãi và rõ ràng. Trẻ tự kỷ mất nhiều thời gian để hiểu và thực hiện một yêu cầu đơn giản, nên cách chơi cần được lặp lại và minh họa bằng hành động cụ thể. Việc nói chậm, dùng câu ngắn, kết hợp ánh mắt và cử chỉ sẽ giúp trẻ dễ tiếp nhận hơn. Không nên thúc ép hay tỏ ra sốt ruột, vì áp lực sẽ khiến trẻ mất tập trung hoặc từ chối tham gia. 

Kiên trì và hợp tác 

Sự kiên nhẫn là chìa khóa để xây dựng sự tin tưởng và hỗ trợ trẻ tiến bộ khi tham gia các trò chơi. Trẻ có thể phản ứng chậm, dễ mất tập trung hoặc không phản hồi ngay lập tức, nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ không tiếp thu. Cha mẹ cần bình tĩnh, lặp lại hướng dẫn khi cần, đồng thời linh hoạt điều chỉnh trò chơi theo nhịp độ của trẻ. Việc hợp tác thay vì kiểm soát sẽ giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng và khích lệ tham gia. Kiên trì đồng hành chính là nền tảng để trẻ phát triển bền vững qua từng hoạt động nhỏ.

Các trò chơi dành riêng cho trẻ tự kỷ sẽ được Học viện Phát triển Ngôn ngữ SPEECH áp dụng linh hoạt trong quá trình can thiệp. Trò chơi theo nhóm, trò chơi vận động hay các hoạt động ngoài trời phù hợp giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp, kiểm soát cảm xúc và hành vi để phát triển toàn diện, kết bạn và hòa nhập cộng đồng. SPEECH cũng sẽ hướng dẫn cha mẹ cách chơi với con để tăng sự kết nối và quá trình can thiệp hiệu quả hơn.

Tóm lại, việc lựa chọn và tổ chức các trò chơi phù hợp đóng vai trò quan trọng trong quá trình can thiệp và hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho trẻ tự kỷ. Từ trò chơi đóng vai, xây dựng, ngoài trời đến trò chơi theo nhóm, mỗi hoạt động đều góp phần cải thiện kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội, vận động và tư duy của trẻ. Với sự đồng hành kiên trì từ gia đình và chuyên gia tại Học viện Phát triển Ngôn ngữ SPEECH, các trò chơi cho trẻ tự kỷ không chỉ là niềm vui mà còn là cầu nối giúp trẻ từng bước hòa nhập với cuộc sống xung quanh một cách tích cực và bền vững.