Đối với trẻ, chơi đùa không chỉ là vui vẻ thoải mái mà còn là cách tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh thông qua các hoạt động vui chơi, cũng từ đó trẻ phát triển các kỹ năng xã hội. Mỗi đứa trẻ đều sẽ trải qua các mốc chơi đùa tương ứng. Ở bài viết này, Học viện Speech gửi đến bạn bài viết giúp bạn hiểu hơn về Các Mốc Phát Triển Chơi Đùa Của Trẻ
Tầm quan trọng của hoạt động chơi đối với trẻ
Thông qua chơi, Các Mốc Phát Triển Chơi Đùa Của Trẻ sẽ tiếp tục sử dụng những kỹ năng này trong suốt cuộc đời mình.
Trẻ con thích chơi bởi vì vui nhưng trên thực tế chơi đùa không chỉ đóng góp về sự phát triển cảm xúc mà còn quan trọng đối với sự phát triển về thể chất, nhận thức, kỹ năng xã hội. Tùy thuộc vào văn hóa mà trẻ lớn lên, trẻ có thể học được nhiều kỹ năng khác nhau thông qua hoạt động chơi đùa, tuy nhiên trong các loại hình vui chơi khác nhau, trẻ đều sẽ được rèn luyện các kỹ năng xã hội, nhận thức, thể chất và cảm xúc quan trọng.
Ngoài ra, theo nghiên cứu 2012, chơi đùa giúp giảm căng thẳng, vui chơi gắn liền với những phản ứng tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và giải tỏa căng thẳng.
“Chơi đùa là cách trẻ khám phá và hiểu về thế giới xung quanh.” – Lauren Starnes, EdD
Những lợi ích của hoạt động vui chơi
Phát triển thể chất
Vui chơi giúp trẻ có cơ hội vận động thể chất nằm trong Các Mốc Phát Triển Chơi Đùa Của Trẻ
Vui chơi xây dựng năng lực vận động để thành thạo các kỹ năng vận động tinh và vận động thô, đồng thời giúp trẻ thêm tự tin để tham gia vào các hoạt động vui chơi tích cực hơn. Kỹ năng vận động sẽ đặt nền tảng cho sở thích hoạt động thể chất sau này của trẻ. Ví dụ về các trò chơi thể chất bao gồm: chạy, nhảy, bơi lội, đạp xe, trèo cây,… Khi vui chơi, trẻ được khuyến khích chuyển động cơ thể, cũng từ đó gia tăng hiểu biết về không gian và trọng lực, cách cân bằng cơ thể, góp phần thúc đẩy kỹ năng vận động.
Phát triển nhận thức
Các Mốc Phát Triển Chơi Đùa Của Trẻ,… đây là yếu tố thúc đẩy phát triển nhận thức.
Chơi giúp thúc đẩy kỹ năng tư duy phản biện, củng cố trí nhớ, giúp trẻ hiểu nguyên nhân và kết quả của sự việc. Hoạt động chơi giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh và nhận biết vai trò của mình trong thế giới đó. Khi trẻ chơi bất kỳ trò chơi nào, trẻ cũng sử dụng các giác quan của mình để khám phá, đây là nền tảng của sự phát triển trí tuệ và nhận thức sau này, về sau trẻ sẽ sử dụng kỹ năng này để học hỏi, giải quyết vấn đề, làm theo hướng dẫn và chú ý.
Phát triển cảm xúc
Các Mốc Phát Triển Chơi Đùa Của Trẻ cảm nhận nhiều niềm vui và học cách xử lý một số cảm xúc như tức giận, thất vọng.
Vui chơi giúp trẻ hiểu và xử lý cảm xúc của mình. Trẻ thường xử lý cảm xúc và học hỏi điều mới thông qua chơi. Ví dụ: khi trẻ thua trò chơi, chúng sẽ phải học cách xử lý nỗi buồn hoặc tức giận của mình.
Mặc khác, khi trẻ nhận ra bản thân biết chơi và chơi giỏi một trò chơi nào đó, trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn, điều này khuyến khích trẻ phát triển nét riêng của cá nhân và lòng tự trọng.
Phát triển kỹ năng xã hội
Trẻ học được nhiều kỹ năng thông qua chơi.
Thông qua các hoạt động, nhu cầu giao tiếp của trẻ được thúc đẩy.
Khi chơi, trẻ được tương tác với người khác. Từ những cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với người khác (cha mẹ, bạn bè,…) trong nhiều tình huống khác nhau, trẻ sẽ dần học được nhiều từ mới và mở rộng thêm nhiều vốn từ. Khi vốn từ vựng được tăng lên, trẻ dễ dàng thực hành các kỹ năng ngôn ngữ khi tương tác với người khác.
Khi ngôn ngữ phát triển, trẻ tiếp tục tiến đến phát triển kỹ năng lắng nghe và phản hồi trong hội thoại giao tiếp – đây là một kỹ năng xã hội rất quan trọng trong đời của con người. Cũng thông qua các trò chơi, trẻ sẽ phát triển sự hiểu biết về các quy tắc xã hội, ví dụ như: nói cảm ơn, xin lỗi; hỏi ý kiến người khác nếu như muốn xin cái gì đó,…
Vui chơi cho phép trẻ sử dụng sự sáng tạo, trí tưởng tượng của mình trong khi phát triển thể chất, nhận thức, cảm xúc, kỹ năng xã hội. Thông qua chơi mà trẻ khám phá thế giới xung quanh, tìm ra thế giới mà chúng có thể làm chủ. Khi trẻ làm chủ thế giới của mình, vui chơi tiếp tục giúp trẻ phát triển những năng lực, kỹ năng mới, từ đó xây dựng sự tự tin – yếu tố cần thiết để trẻ đối mặt với những thử thách sau này trong tương lai.
Khi người lớn để cho trẻ tự làm chủ việc vui chơi, trẻ sẽ tự đi theo nhịp độ chơi của riêng mình, khám phá được những lĩnh vực mà trẻ thích, cuối cùng là đưa ra quyết định theo đuổi những đam mê mà chúng mong muốn theo đuổi. Nếu người lớn tham gia chơi và lấy đi quyền kiểm soát, trẻ sẽ tuân theo các quy tắc và sở thích của người lớn, có thể đánh mất một số lợi ích mà hoạt động vui chơi mang lại cho chúng, đặc biệt là trong việc phát triển khả năng sáng tạo, khả năng lãnh đạo, khả năng tham gia hoạt động nhóm.
“Chơi rất quan trọng, quan trọng bởi vì vui chơi xây dựng nền tảng cơ bản cho việc học tập, khám phá, giải quyết vấn đề, xây dựng sự hiểu biết về thế giới cũng như vai trò của người chơi trong thế giới đó.” – Nhà trị liệu tâm lý Mayra Mendez.
Xem thêm:
- Rối loạn ngôn ngữ là gì? Cách giúp trẻ cải thiện rối loạn ngôn ngữ
- BẬT MÍ CÁCH GIÚP TRẺ NGHE LỜI BA MẸ HƠN “CỰC ĐỈNH” VÀ HIỆU QUẢ NHẤT
- TRẺ CHẬM NÓI VÀ TRẺ TỰ KỶ KHÁC NHAU Ở ĐIỂM NÀO?
Các Mốc Phát Triển Chơi Đùa Của Trẻ
Ở bài viết này, Học viện Phát triển Ngôn Ngữ sẽ giới thiệu đến cha mẹ 6 mốc phát triển chơi đùa của nhà xã hội học Mildred Parten (1930). Trẻ em tiến bộ qua 6 giai đoạn chơi: từ hình thức chơi cơ bản, một mình (chẳng hạn như đập vào bóng) đến hình thức chơi nhóm phức tạp hơn (xây dựng một lâu đài cát). Trẻ em thường sẽ trải qua 6 giai đoạn này trước khi được 5 tuổi. Sau khi thành thạo, trẻ sẽ thử các kiểu chơi khác thuộc các thể loại đó, bao gồm chơi cạnh tranh, chơi đóng kịch, v.v.
Chơi đùa ngẫu hứng – Unoccupied Play (Trẻ sơ sinh – 3 tháng)
Trong giai đoạn chơi ngẫu nhiên, trẻ chơi thường chơi bằng cách mút tay và đồ vật, cử động tay chân.
Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi thường chơi đùa bằng nụ cười và cử động cơ thể. Nụ cười của trẻ là biểu hiện của tâm trạng hài lòng, vui vẻ, thoải mái. Những lúc trẻ cảm thấy thoải mái, trẻ sẽ để ý xung quanh và muốn chơi đùa. Hành động chơi thường thấy của trẻ là: nụ cười, đạp chân, vẫy tay, ưỡn người. Lúc này, trẻ đang tìm hiểu và khám phá cách cơ thể mình chuyển động, đồng thời cũng quan sát môi trường xung quanh và thực hiện các chuyển động cơ thể ngẫu nhiên vì tò mò.
Điểm đặc biệt trong giai đoạn này là trẻ có xu hướng khám phá thế giới bằng miệng. Cha mẹ thường thấy bé tỏ ra thích thú khi mút tay, ngậm đồ vật. Trẻ cũng có thể chơi bằng cách dùng tay nắm các đồ vật và khám phá các bộ phận trên khuôn mặt. Những hành động này có vẻ như không giống trò chơi nhưng đây được xem là một nỗ lực đầu tiên của trẻ để tìm hiểu về thế giới, tạo nền móng cho việc khám phá và chơi đùa trong tương lai.
Chơi một mình – Solitary Play (Sơ sinh – 2 tuổi)
Giai đoạn này, trẻ vẫn chú tâm vào bản thân, chưa chơi được với các bạn khác.
Chơi một mình là kiểu chơi mà trong đó trẻ chơi hoàn toàn một mình với đồ chơi của riêng mình bên cạnh cha mẹ. Giai đoạn này được gọi là trẻ chơi đơn độc hoặc chơi độc lập, bởi trẻ chưa thể chơi chung được với những trẻ khác. Trẻ thường không chú ý nhiều đến bạn bè xung quanh mà chỉ muốn chú trọng vào bản thân và chơi một mình. Thông qua chơi, trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh, xây dựng sự tự tin và độc lập, rèn luyện tính sáng tạo của mình.
Trẻ bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến các đồ vật và đồ chơi xung quanh, điều này cho thấy trẻ quan tâm hiều hơn đến môi trường thay vì chỉ quanh quẩn với cơ thể của mình. Trẻ bắt đầu bảy tỏ sự thích thú với các đồ chơi và trong khoảng từ 1 tuổi rưỡi trở đi, trẻ sẽ đặc biệt thích một số đồ chơi nào đó. Trẻ cũng biết chơi đúng chức năng của đồ chơi, chẳng hạn như: Trẻ sử dụng điện thoại đồ chơi và bắt chước cách nói chuyện của cha mẹ.
Một đứa trẻ mới biết đi có thể tự xây tháp cốc xếp chồng lên nhau hoặc cho đồ chơi vào thùng và lấy chúng ra; trẻ chơi bằng cách ngồi xuống sàn rồi đẩy quả bóng về phía cha mẹ hay anh chị; thích đạp, gõ đồ chơi. Khi chơi trẻ cũng thường làm các hành động mang tính thử nghiệm như thử bóc, gõ, ném, quăng, cởi, kéo, cho vào, nếm; chơi nhún nhảy. Thông thường, bé vừa chơi vừa nói chuyện.
Chơi với vai trò người quan sát – Onlooker Play (2 tuổi)
Trẻ quan sát các bạn khác chơi để học hỏi và đây là điều rất bình thường đối với trẻ cũng là Các Mốc Phát Triển Chơi Đùa Của Trẻ
Trước khi trẻ con sẵn sàng chơi chung với người khác, chúng cũng cần phải quan sát và nghiên cứu một chút. Đây chính là giai đoạn mà trẻ đứng quan sát những đứa trẻ khác chơi mà không tham gia vào hoạt động đó, giai đoạn này rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ và đó là điều hoàn toàn bình thường. Trẻ học được khá nhiều điều từ việc quan sát các bạn cùng lứa, chẳng hạn như cách sử dụng bộ đồ chơi xe lửa hoặc cách thay phiên nhau chuyền bóng.
Trẻ không tham gia vào trò chơi không hẳn sẽ cảm thấy bị cô lập một mình, nhưng trẻ chỉ đang tham gia vào một kiểu chơi bình thường mà tất cả trẻ đều sẽ trải qua. Cha mẹ có thể yên tâm, có lẽ trẻ đang có rất nhiều niềm vui xoay quanh việc quan sát. Với trò chơi “người quan sát”, trẻ thường ngồi gần nhóm mà chúng đang xem để có thể theo dõi mọi hành động. Cha mẹ thường nghĩ điều này giống như một đứa trẻ quá nhút nhát hoặc sợ chơi, nhưng đó chỉ là một phần của quá trình học tập.
Chơi bên bạn (2 tuổi trở lên)
Trong giai đoạn này, trẻ chơi bên cạnh bạn và luôn chú ý tới hành động của bạn.
Kiểu chơi này thường được bắt gặp ở trẻ từ 2 đến 3 tuổi, trẻ sẽ chơi bên cạnh nhau, trong thế giới riêng của mình. Đây là bước khởi đầu của việc trẻ chơi với người khác. Trong giai đoạn này, trẻ chơi gần những đứa trẻ khác chứ không thực sự tương tác với chúng.
Ví dụ, hai đứa trẻ có thể chơi búp bê hoặc chơi tàu hỏa cạnh nhau nhưng không tương tác trực tiếp. Nhưng điều này không có nghĩa là bọn trẻ không thích nhau, mặc dù không tương tác với bạn bè nhưng trẻ vẫn luôn để mắt đến bạn cùng chơi bên cạnh của mình và bắt chước hành động của bạn.
Giai đoạn này, trẻ gần như (mặc dù chưa hoàn toàn) sẵn sàng kết nối với người khác và đang hướng tới tương tác xã hội. Chính vì vậy, chơi đùa bên bạn là cầu nối giữa các kiểu chơi đùa đơn giản lúc nhỏ và chơi đùa phức tạp hơn sau này.
Chơi liên kết – Associative Play (3 tuổi đến 4 tuổi)
Từ 3 đến 4 tuổi, trẻ bắt đầu tương tác với bạn bè khi chơi.
Khoảng 3 hoặc 4 tuổi, trẻ bắt đầu quan tâm hơn đến hành động của người khác. Trẻ bắt đầu tương tác với bạn bè khi chơi nhưng chủ yếu vẫn tự mình làm mọi việc. Hình thức chơi đùa này hơi khác biệt so với kiểu chơi bên bạn ở chỗ: chơi liên kết cũng là trẻ chơi độc lập cạnh nhau nhưng đã có sự liên kết giữa hoạt động chơi của trẻ.
Ví dụ, một nhóm trẻ cùng vẽ trên một tờ giấy lớn. Mỗi trẻ sẽ vẽ phần của mình nhưng không có mục tiêu hay luật lệ nào. Bởi vì trẻ em sẽ không làm việc hướng tới một mục tiêu chung nên có rất ít sự hợp tác liên quan đến trò chơi kết hợp. Kiểu chơi này giúp rèn luyện các kỹ năng xã hội, hợp tác, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề và giải quyết xung đột, cụ thể như:
- Kỹ năng xã hội (Chúng ta vẽ gì bây giờ?)
- Giải quyết vấn đề (Làm thế nào để vẽ được cây lớn hơn?)
- Hợp tác (Nếu ghép lại với nhau, bức tranh sẽ như thế nào?)
- Ngôn ngữ (Trẻ học cách nói để truyền tải thông điệp cho nhau)
Trong độ tuổi này, trẻ thích mơ ước và thích sử dụng các biểu tượng. Trẻ vô cùng thích thú khi chơi các trò chơi giả tưởng (đóng vai) và chính những trò chơi này sẽ giúp cho trẻ phát triển tư duy tổng hợp. Trẻ thường chọn cách chơi hoặc sử dụng đồ chơi để tưởng tượng, điều này giúp trẻ hiểu hơn về bản thân và thế giới xung quanh.
Những trò chơi giả tưởng sẽ làm cho người chơi cảm thấy bằng lòng với bản thân trong việc biến sự thật thành “những mong muốn” – đặt nền móng cho sự phát triển tư duy sâu rộng hơn, là điểm khởi đầu cho sự tự tin vào bản thân.
Chơi hợp tác, chơi với nhau – Cooperative play (4 tuổi hơn)
Trong giai đoạn chơi hợp tác, xuất hiện mục tiêu, luật lệ và sự phân công nhiệm vụ trong trò chơi.
Chơi đùa hợp tác – cùng chơi – là kiểu chơi có mục đích rõ ràng, ví dụ như: xây lâu đài cát trong hộp cát. Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu thực sự chơi với nhau. Do tính chất phức tạp của hoạt động, trẻ có thể đặt ra các quy tắc và từ đây xuất hiện sự phân chia nhiệm vụ (người lất cát, người đắp cát). Các bé biết rằng bản thân có thể trở thành trưởng nhóm hoặc là thành viên trong nhóm và trẻ cũng dễ dàng thay đổi vai trò với nhau. Đây chính là kết quả của việc chơi. Hình thức chơi này phổ biến ở trẻ sắp tới tuổi vào lớp 1.
Trẻ ở độ tuổi này phát triển các kỹ năng mà sử dụng đến đôi tay rất nhiều và có thể tạo ra được rất nhiều đồ vật khác nhau như: ghép thành các hình khác nhau, ghép tranh và những đồ chơi khác cần sự lắp ghép. Trẻ thích các trò chơi cần sử dụng đến đôi tay như: tô màu, nặn đất nặn, dùng dây để uốn thành các hình thù khác nhau và tạo các đồ vật đơn giản từ gỗ.
Từ mốc 4 tuổi trở lên, trẻ ưu thích chơi trò giả tưởng (đóng vai), thích thử nghiệm, sáng tạo. Trẻ thường sẽ chơi phản ánh sự việc đang diễn ra tại gia đình, chợ, cánh đồng, phảnh ánh nhận thức về những điều kỳ thú về thế giới xung quanh, trẻ thích thú với những tưởng tượng của bản thân.
Chơi đùa kiểu hợp tác, trẻ có nhiều cơ hội thực hành kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm. Làm việc nhóm cùng nhau cũng giúp trẻ học những phẩm chất như lòng tốt, sự đồng cảm – yếu tố nền tảng cho sự phát triển cảm xúc xã hội. Chơi kiểu hợp tác đánh dấu bước đệm cho những tương tác trong tương lai khi trẻ dậy thì và trở thành người lớn.
Lời khuyên dành cho cha mẹ
Dựa vào Các Mốc Phát Triển Chơi Đùa Của Trẻ, cha mẹ có thể dễ dàng nhận ra mức độ phát triển của con mình.
Các Mốc Phát Triển Chơi Đùa Của Trẻ giúp trẻ phát triển thành những cá thể mạnh mẽ, lành mạnh và độc lập, việc trẻ thiếu hoạt động vui chơi có thể gây ra những tác động tiêu cực lâu dài. Một Nghiên cứu của IAAP năm 2011 cho thấy rằng, trẻ không có cơ hội vui chơi ngoài trời sẽ gia tăng nguy cơ về khả năng chú ý và hành vi.
Nếu không có hoạt động vui chơi thích hợp, trẻ em không có cơ hội phát huy trí tưởng tượng và xây dựng các kỹ năng cần thiết để thành công ở nơi làm việc và trong cuộc sống. Việc thiếu vui chơi cũng có thể cản trở sự phát triển về mặt xã hội và cảm xúc của trẻ.
Đối với một đứa trẻ phát triển bình thường, trẻ thường sẽ phát triển hoạt động chơi đi qua các mốc chơi đùa này. Trò chơi là phương tiện hữu hiệu giúp cha mẹ nhận ra được mức độ phát triển của con hiện tại. Cũng dựa vào hoạt động vui chơi, cha mẹ cũng có thể nhận ra sự khác biệt của con trong sự phát triển.
Hầu hết nhiều cha mẹ đều lo lắng khi nhận ra con phát triển khác biệt (chậm hơn) so với Các Mốc Phát Triển Chơi Đùa Của Trẻ chung, nhưng lại không biết tìm kiếm nơi hỗ trợ chất lượng và phù hợp với con. Tại Học viện Speech, chương trình hỗ trợ sẽ luôn được các chuyên gia thiết kế phù hợp với sở thích, tính cách và tình trạng của mỗi trẻ. Khi trẻ tiếp nhận sự hỗ trợ phù hợp, trẻ sẽ phát triển kỹ năng chơi đùa đúng lứa tuổi, và kết quả là trẻ tiến tới phát triển và làm chủ các kỹ năng xã hội.
Tài liệu tham khảo
- Play, Stress, and the Learning Brain. (2012). Link tham khảo
- The Importance of Play: How Kids Learn by Having Fun. (2020). Link tham khảo
- The Importance of Play in Promoting Healthy Child Development and Maintaining Strong Parent-Child Bonds. (2007). Link tham khảo
- The Stages of Play Your Child Will Go Through. (2022). Link tham khảo
- 11 Important Types of Play for Child Development. (2023). Link tham khảo