9 cách tương tác với trẻ chậm nói theo hướng dẫn của bác sĩ

Trẻ chậm nói khi dùng điện thoại

Cách tương tác với trẻ chậm nói để con phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của bậc phụ huynh hiện nay là đâu? Các giải pháp này sẽ giúp bé học được nhiều từ mới và tăng tính tư duy cho con. Qua bài viết này, SPEECH sẽ giới thiệu đến bạn lợi ích của những hoạt động tương tác này và cách thực hiện hiệu quả nhé!

1. Top 9 cách tương tác với trẻ chậm nói theo hướng dẫn của bác sĩ

Trẻ chậm nói thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp và bày tỏ cảm xúc. Tuy nhiên, với sự hướng dẫn từ các bác sĩ, phụ huynh có thể áp dụng những phương pháp sau để tương tác với trẻ:

1.1 Giao tiếp với trẻ bất cứ khi nào có thể

Trò chuyện mọi lúc mọi nơi là một trong những phương pháp được các chuyên gia khuyến khích để hỗ trợ trẻ chậm nói phát triển ngôn ngữ. Bởi vì trước khi nói, trẻ cần phải làm quen với các từ ngữ qua những tình huống thực tế. Vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên giao tiếp với con để trẻ hiểu được ý nghĩa của từng từ và cách dùng chúng sao cho phù hợp.

Cách thực hiện:

Các bậc phụ huynh có thể bắt đầu bằng việc trò chuyện với trẻ về cuộc sống hàng ngày, ví dụ như ăn uống, vui chơi,… Trong quá trình này, cha mẹ cần sử dụng từ ngữ rõ ràng, giọng nói chậm rãi và phát âm chuẩn để trẻ dễ dàng tiếp thu và bắt chước. Đặc biệt, bạn nên tránh sử dụng giọng điệu quá dễ thương hay ngọng nghịu, vì điều này sẽ hình thành thói quen nói sai cho bé. 

z5377918358496 c4c516feafcfd9394edf432fa2e7e558

Cha mẹ cần sử dụng từ ngữ rõ ràng, giọng nói chậm rãi

1.2 Tận dụng sở thích

Nếu được tìm hiểu về những chủ đề mà con yêu thích, khả năng tiếp thu ngôn ngữ của trẻ sẽ được kích thích mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, bé cũng học thêm được nhiều tư mới và trở nên tự tin hơn khi giao tiếp.

Cách thực hiện:

Để áp dụng phương pháp này, phụ huynh cần chú ý quan sát và tìm ra những chủ đề mà trẻ yêu thích như động vật, đồ chơi hoặc các hoạt động hàng ngày. Khi nhận thấy con đang chú ý vào một thứ gì đó, ba mẹ có thể tận dụng thời cơ để cùng trẻ khám phá và nói về những thứ liên quan. 

Ví dụ, khi trẻ đang nhìn chú mèo, phụ huynh có thể chỉ cho trẻ cách gọi tên con mèo và mô tả đặc điểm của nó như “mèo có bốn chân”, “mèo bắt chuột” hoặc “mèo có đuôi”. Cách này giúp trẻ vừa học từ ngữ mới vừa tạo sự kết nối với thế giới xung quanh.

1.3 Cách tương tác với trẻ chậm nói: Sử dụng âm nhạc

Khi được tiếp xúc thường xuyên với âm nhạc, trẻ không chỉ phát triển khả năng nghe hiểu mà còn gia tăng vốn từ, cải thiện trí nhớ và tư duy. Ngoài ra, âm nhạc còn giúp trẻ kích thích trí tưởng tượng, sự sáng tạo và khả năng tập trung, từ đó hỗ trợ quá trình hình thành ngôn ngữ và giao tiếp sớm. 

Cách thực hiện:

Phụ huynh có thể sử dụng âm nhạc như một công cụ hiệu quả để tương tác với trẻ chậm nói. Cụ thể, ba mẹ nên cho bé nghe những bài hát thiếu nhi vui tươi, phù hợp với độ tuổi, đồng thời cùng trẻ hát nối các câu từ. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần kết hợp âm nhạc với các trò chơi có tiết tấu để giúp trẻ cải thiện sự tập trung và khả năng sử dụng ngôn ngữ nhanh chóng.

Trẻ phát triển ngôn ngữ tương ứng với sự phát triển thể chất, trí não
Trẻ phát triển ngôn ngữ tương ứng với sự phát triển thể chất, trí não

Phụ huynh có thể sử dụng âm nhạc như một công cụ hiệu quả để tương tác với trẻ

1.4 Kể chuyện và đọc sách

Đọc sách và kể chuyện là cách tương tác với trẻ chậm nói hiệu quả, đồng thời giúp bé tiếp xúc với ngôn ngữ mới và kích thích khả năng giao tiếp. Bên cạnh đó, việc quan sát hình ảnh trong sách cũng hỗ trợ con phát triển tư duy và nhận thức.

Cách thực hiện:

Để tương tác hiệu quả với trẻ chậm nói thông qua sách, phụ huynh nên lựa chọn những quyển sách phù hợp với độ tuổi, có hình minh họa sinh động và nội dung đơn giản. Đặc biệt, khi cùng trẻ đọc sách, ba mẹ cần tạo cơ hội cho con quan sát hình ảnh trong sách, đồng thời đặt ra những câu hỏi gợi mở như “Con thấy gì trong hình này?” hoặc “Bạn Thỏ sẽ làm gì tiếp theo?” để kích thích khả năng tư duy và giao tiếp của bé.

1.5 Tương tác với trẻ thông qua đồ chơi

Khi chơi với những món đồ chơi có màu sắc và tính năng hấp dẫn, trẻ sẽ dần dần học cách sử dụng từ ngữ để miêu tả, phân biệt các đồ vật. Thêm vào đó, kết hợp giữa chơi và học cũng giúp bé phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên, đồng thời khơi dậy sự tò mò và cải thiện khả năng giao tiếp bằng lời nói.

Cách thực hiện:

Để áp dụng phương pháp này, các bậc phụ huynh có thể lựa chọn những món đồ chơi phù hợp với độ tuổi và sở thích của trẻ như lego, xếp hình, vẽ tranh, búp bê hay các trò chơi giả lập như nấu ăn, bán hàng, siêu nhân… Trong lúc chơi, ba mẹ hãy giới thiệu cho trẻ về tên gọi, màu sắc, công dụng và cách sử dụng các món đồ chơi đó.

Ba mẹ trò chuyện với trẻ trong lúc chơi

Trong lúc chơi, ba mẹ hãy giới thiệu cho trẻ về tên gọi, màu sắc của đồ vật

1.6 Phản hồi tích cực mỗi khi bé cố gắng giao tiếp

Khi nhận được sự phản hồi tích cực từ ba mẹ, trẻ sẽ cảm thấy được quan tâm, yêu thương, từ đó thúc đẩy nhu cầu giao tiếp và học hỏi. Đặc biệt, bé chậm nói cũng  tự tin hơn trong việc phát âm và sử dụng từ ngữ mới.

Cách thực hiện:

Để thực hiện phương pháp này, ba mẹ cần chú ý và sẵn sàng đáp lại khi trẻ có nhu cầu muốn tương tác. Cụ thể, nếu bé phát ra âm thanh hoặc từ ngữ bất kỳ, phụ huynh nên lặp lại từ đó một cách chậm rãi và chính xác để con đọc đúng. Ngoài ra, khi con nói được từ mới, cha mẹ cũng nên dành lời khen và động viên như vỗ tay hoặc khen ngợi để trẻ cảm thấy vui mừng và ngày càng tự tin trong việc sử dụng lời nói.

1.7 Trò chuyện ngang tầm nhìn với trẻ

Trò chuyện ngang tầm mắt với trẻ giúp duy trì sự tập trung và khiến con cảm thấy đang được bố mẹ quan tâm. Mặt khác, bé cũng dễ dàng quan sát được biểu cảm và cử chỉ của người lớn, từ đó nâng cao khả năng lắng nghe và tiếp thu ngôn ngữ. 

Cách thực hiện:

Để thực hiện phương pháp này, ba mẹ nên giữ vị trí ngang tầm mắt khi trò chuyện với trẻ. Việc ngồi xuống gần con giúp bé dễ dàng nhìn thấy biểu cảm khuôn mặt và nhận ra sự quan tâm từ người đối diện. Ngoài ra, khi giao tiếp, ba mẹ nên sử dụng câu hỏi đơn giản, lựa chọn từ ngữ phù hợp và kết hợp ngôn ngữ cơ thể để cuộc trò chuyện trở nên sinh động và dễ tiếp nhận hơn.

Ba mẹ nên trò truyện 1:1 với trẻ

Ba mẹ nên giữ vị trí ngang tầm mắt khi trò chuyện với trẻ

1.8 Kích thích trẻ học bằng cách gọi tên đồ vật, sự việc

Khi ba mẹ gọi tên các sự vật và sự việc xung quanh, trẻ sẽ học cách liên kết từ ngữ với những gì đang xảy ra trong môi trường của mình. Phương pháp này giúp bé làm quen với từ vựng mới và phát triển khả năng hiểu ngôn ngữ. Đặc biệt đối với trẻ chậm nói, việc thường xuyên nghe và nhận diện từ ngữ sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu và sử dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày.

Cách thực hiện:

Các bậc phụ huynh có thể bắt đầu bằng việc gọi tên những đồ vật quen thuộc mà trẻ nhìn thấy mỗi ngày như “Đây là quả táo,” “Cái cốc này dùng để uống nước.” Khi thấy trẻ quan sát điều gì đó, ba mẹ nên nói cho con biết, ví dụ như “Con đang nhìn vào bàn tay của mình. Bàn tay có năm ngón, con dùng tay để làm gì?” Ngoài ra, khi ba mẹ nấu ăn hay dọn dẹp, phụ huynh cũng có thể giải thích cho trẻ về hành động đó, ví dụ như “Mẹ đang rửa bát” hoặc “Ba đang lau bàn.”

1.9 Kiên nhẫn chờ đợi và khuyến khích con

Khi ba mẹ kiên nhẫn và cho trẻ thời gian để phản ứng, con sẽ cảm thấy không bị áp lực và có thể suy nghĩ kỹ hơn khi trả lời. Đồng thời, đây cũng là cách tương tác với trẻ chậm nói hiệu quả vì con sẽ học cách chờ đợi lượt nói và cải thiện khả năng giao tiếp dần dần.

Cách thực hiện:

Khi trò chuyện với con, ba mẹ nên đặt câu hỏi và kiên nhẫn chờ đợi để bé có thời gian suy nghĩ. Bạn không nên vội vàng hay ép con phải trả lời ngay vì bé sẽ cảm thấy bị áp lực và khó diễn tả bằng lời nói. 

Dạy trẻ chậm nói
Hình ảnh tại trung tâm

Khi trò chuyện với con, ba mẹ nên đặt câu hỏi và kiên nhẫn chờ đợi

2. Trẻ chậm nói nên học ở trung tâm nào tốt nhất?

Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị chuyên hỗ trợ trẻ chậm nói thì có thể tham khảo SPEECH. Tại trung tâm, bé sẽ được giảng dạy bằng các phương pháp giáo dục hiện đại như ABA, DIR, DIR/Floortime, TEACCH, RDI, CBT và Glenn Doman. 

Đặc biệt, SPEECH luôn chú trọng đến việc xây dựng mối quan hệ cảm xúc, kết hợp với các phương pháp giao tiếp phù hợp để trẻ dễ dàng tiếp cận và học hỏi. Bên cạnh đó, trung tâm còn sở hữu đội ngũ giáo viên chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy trẻ chậm nói.

Tại trung tâm, bé sẽ được giảng dạy bằng các phương pháp giáo dục hiện đại

Qua bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ đến phụ huynh 9 cách tương tác với trẻ chậm nói theo hướng dẫn của các bác sĩ có chuyên môn. Nếu áp dụng đúng những phương pháp này, bố mẹ sẽ tạo ra môi trường học hỏi tích cực và khuyến khích trẻ tham gia vào các cuộc trò chuyện. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo các trung tâm dạy trẻ chậm nói như SPEECH nhé!