Tình trạng trẻ chậm nói đang ngày càng phổ biến, khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng về sự phát triển ngôn ngữ, tư duy và nhận thức của con. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn phương pháp dạy trẻ chậm nói hiệu quả tại nhà, giúp bạn đồng hành cùng bé yêu trên hành trình phát triển ngôn ngữ.
NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI
Để đánh giá mức độ chậm nói của trẻ, cần dựa vào một số yếu tố như khả năng giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ của trẻ so với các bạn cùng trang lứa, vốn từ vựng và mức độ hiểu, tiếp thu ngôn ngữ của trẻ.
Không phải trường hợp chậm nói nào cũng đáng lo ngại. Một số bé chỉ cần thêm thời gian để phát triển khả năng ngôn ngữ, trong khi một số khác có thể gặp vấn đề tiềm ẩn cần được điều trị.
VẤN ĐỀ RĂNG MIỆNG
Đây là một trong những nguyên nhân đầu tiên ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các vấn đề về răng miệng như lưỡi dính, vòm miệng hẹp hoặc răng mọc lệch có thể gây khó chịu cho trẻ khi nói. Điều này khiến trẻ ít muốn nói chuyện và giao tiếp hơn.
VẤN ĐỀ THÍNH LỰC
Mất thính lực là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến chậm nói ở trẻ nhỏ. Việc xác định trẻ có bị mất thính lực hay không khá khó khăn bởi trẻ còn quá nhỏ để hiểu và diễn đạt tình trạng của mình. Do đó, ba mẹ cần chủ động quan sát và theo dõi những dấu hiệu bất thường để phát hiện sớm vấn đề thính giác của con.
RỐI LOẠN NGÔN NGỮ
Rối loạn ngôn ngữ là một tình trạng ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ. Trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ gặp khó khăn trong việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ, bao gồm cả lời nói và ngôn ngữ phi ngôn ngữ.
TỰ KỶ
Rối loạn phổ tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác xã hội của trẻ. Ngoài chậm nói, trẻ thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp, trong việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ, cũng như có các hành vi bất thường.
Xem thêm:
- Rối loạn ngôn ngữ là gì? Cách giúp trẻ cải thiện rối loạn ngôn ngữ
- BẬT MÍ CÁCH GIÚP TRẺ NGHE LỜI BA MẸ HƠN “CỰC ĐỈNH” VÀ HIỆU QUẢ NHẤT
- TRẺ CHẬM NÓI VÀ TRẺ TỰ KỶ KHÁC NHAU Ở ĐIỂM NÀO?
CÁC DẤU HIỆU CHO THẤY TRẺ CHẬM NÓI
Trước khi tìm hiểu phương pháp hỗ trợ trẻ chậm nói, ba mẹ cần nắm rõ những dấu hiệu cho thấy bé đang gặp tình trạng này. Để xác định bé có thật sự bị chậm nói hay không, ba mẹ nên theo dõi và quan sát khả năng ngôn ngữ của trẻ theo từng giai đoạn phát triển. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp ở trẻ chậm nói:
- Trong 3 tháng đầu đời: Không có bất kỳ phản ứng nào với âm thanh hay nhìn theo hướng phát ra âm thanh cũng như không giật mình khi nghe tiếng động lớn.
- Từ 3 – 4 tháng tuổi: Ít giao tiếp bằng mắt, không tập ê a hay phát ra tiếng cười.
- Từ 4 – 6 tháng tuổi: Vẫn không có phản ứng nào với các âm thanh và không có sự tương tác với đồ vật.
- Từ 7 – 12 tháng tuổi: Gặp khó khăn trong khả năng vận động như khi tập đứng thẳng, không sử dụng được ngôn ngữ để giao tiếp.
CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ CHẬM NÓI CẢI THIỆN KHẢ NĂNG GIAO TIẾP
Dù xuất phát từ nguyên nhân nào, việc phát hiện và can thiệp sớm là vô cùng quan trọng để giúp dạy trẻ chậm nói cải thiện khả năng giao tiếp. Tùy vào mức độ chậm nói của bé, ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng các phương pháp sau:
KHUYẾN KHÍCH GIAO TIẾP
Phương pháp đầu tiên giúp dạy trẻ chậm nói là khuyến khích nói chuyện với bé mọi lúc mọi nơi, từ những hoạt động đơn giản như ăn uống, tắm rửa đến vui chơi giải trí là một trong những phương pháp đơn giản mà hiệu quả kích thích khả năng phát triển ngôn ngữ của bé. Ba mẹ nên sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi của bé, đồng thời nhìn vào mắt bé khi nói chuyện.
Kỹ năng chia sẻ là một trong những kỹ năng quan trọng giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp và hòa nhập với cuộc sống. Để khuyến khích bé chia sẻ, ba mẹ có thể đặt câu hỏi đơn giản dễ trả lời và dần dần chuyển sang những câu hỏi phức tạp hơn khi bé đã quen với việc chia sẻ. Thay vì hỏi những câu hỏi chung chung như “Con có vui không?”
Hãy đặt những câu hỏi cụ thể hơn như “Con thích nhất điều gì trong ngày hôm nay?” hoặc “Con có thể kể cho mẹ nghe về bạn bè của con ở trường được không?” Khi bé trả lời câu hỏi, hãy chú ý lắng nghe và thể hiện sự quan tâm. Nhìn vào mắt bé, mỉm cười và gật đầu để khuyến khích bé tiếp tục chia sẻ.
Giao tiếp nhiều hơn với con là cách giúp trẻ chậm nói
TẠO MÔI TRƯỜNG NGÔN NGỮ PHONG PHÚ
Để dạy trẻ chậm nói, giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ một cách tự nhiên và hiệu quả, ba mẹ cần tạo cho trẻ một môi trường ngôn ngữ phong phú.
Đọc sách cho bé nghe là một cách tuyệt vời để giúp bé tiếp xúc với ngôn ngữ và phát triển vốn từ vựng. Ba mẹ nên chọn những cuốn sách có hình ảnh minh họa sinh động và nội dung phù hợp với lứa tuổi của bé.
Ngoài ra, ba mẹ có thể dạy bé học các bài hát, vần điệu đơn giản giúp bé phát triển khả năng nghe, ghi nhớ và phát âm hát. Ba mẹ có thể chọn những bài hát, vần điệu dễ nhớ và phù hợp với sở thích của bé.
LUÔN KHEN NGỢI VÀ ĐỘNG VIÊN CON
Hành trình phát triển ngôn ngữ của trẻ chậm nói đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn so với các bạn nhỏ khác. Do đó, sự khen ngợi và động viên từ ba mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy con tiến bộ.
Mỗi cố gắng, thay đổi dù nhỏ bé của bé đều xứng đáng được ghi nhận. Lời khen ngợi chân thành từ ba mẹ sẽ là nguồn động lực to lớn giúp con yêu chinh phục thử thách, vượt qua giới hạn bản thân và ngày càng hoàn thiện khả năng ngôn ngữ.
Khen ngợi giúp dạy trẻ chậm nói
Có thể thấy rằng, chậm nói là một vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ, gây lo lắng cho nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, đây không phải là một căn bệnh khó chữa. Với sự hỗ trợ phù hợp từ gia đình và chuyên gia, tình trạng chậm nói của trẻ hoàn toàn có thể cải thiện khả năng ngôn ngữ và giao tiếp. Nếu ba mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ với SPEECH để được hỗ trợ kịp thời nhé!
Pingback: BẬT MÍ 5 CÁCH GIÚP TRẺ NGHE LỜI BA MẸ HƠN "CỰC ĐỈNH