Trước đây, trẻ chậm nói trong giai đoạn 3 tuổi chưa biết nói được xem là “bình thường”. Theo thời gian, trẻ sẽ dần dần học hỏi và phát triển khả năng ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, trẻ chậm nói được xem là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bất thường trong việc sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Học Viện Ngôn Ngữ SPEECH thấu hiểu nỗi lo lắng của cha mẹ và chia sẻ một số bí quyết dạy trẻ nói chậm hiệu quả để áp dụng ngay tại nhà ngay trong bài viết dưới đây.
KHI NÀO BÉ BIẾT NÓI?
Ngay từ khi chào đời, bé đã có khả năng phát ra nhiều âm thanh như thủ thỉ, khóc, ríu rít… Đến mốc 1 tuổi (có bé sớm hơn), phần lớn các bé sẽ nói được từ đầu tiên. Mỗi bé có tốc độ phát triển khác nhau, có bé biết nói sớm, cũng có bé nói muộn hơn. Tuy nhiên, nếu con bạn đã qua cột mốc phát triển ngôn ngữ mà vẫn chưa nói được như các bạn đồng trang lứa, hãy tham khảo các cách hỗ trợ bé sau đây.
Khả năng nói chuyện của trẻ
CHƠI VÀ TƯƠNG TÁC CÙNG CON – CÁCH DẠY TRẺ NÓI CHẬM HIỆU QUẢ
Chơi và tương tác là một trong những cách tuyệt vời để giúp trẻ nói chậm. Khi chơi và tương tác với con, bạn có thể tạo ra môi trường học tập vui vẻ, thoải mái và kích thích con giao tiếp. Hãy nói chuyện với con về mọi thứ, từ những việc đơn giản trong cuộc sống hàng ngày đến những điều con quan tâm. Ba mẹ nên sử dụng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng và lặp lại nhiều lần để con dễ hiểu.
Thay vì chỉ hỏi những câu hỏi có thể trả lời “có” hoặc “không”, hãy đặt những câu hỏi mở để khuyến khích con suy nghĩ và chia sẻ. Cũng như khi con nói chuyện, ba mẹ nên dành toàn bộ sự chú ý cho con.
Tham gia các hoạt động cùng con là cách dạy trẻ nói chậm
ÁP DỤNG KỸ THUẬT TỰ NÓI CHUYỆN
Bên cạnh việc trò chuyện với con, bạn có thể áp dụng kỹ thuật tự nói chuyện để giúp trẻ nói chậm. Đây là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Một số cách để áp dụng kỹ thuật tự nói chuyện là chia sẻ với bé về những việc bạn đã làm trong ngày, từ những việc đơn giản như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa đến những việc phức tạp hơn như đi làm, gặp gỡ bạn bè hay đơn giản hơn là diễn tả cảm xúc của bạn bằng ngôn ngữ đơn giản, cho bé biết bạn đang cảm thấy vui, buồn, tức giận, hay lo lắng và giải thích lý do tại sao bạn cảm thấy như vậy.
CHO CON TIẾP XÚC VỚI THẾ GIỚI BÊN NGOÀI
Đồ chơi và môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ nói chậm giảm chú ý. Thay vì mua quá nhiều đồ chơi khiến trẻ phân tâm, hãy chọn những món đồ chơi có tính mở và có thể chơi theo nhiều cách khác nhau để thúc đẩy tương tác xã hội.
Cho con tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài
Dành thời gian đưa trẻ đi chơi ngoài trời cũng mang lại nhiều lợi ích hơn so với chỉ ở nhà. Việc thường xuyên dạo chơi công viên, khu vui chơi trẻ em giúp trẻ có cơ hội được lắng nghe, quan sát và phát huy trí tưởng tượng. Thiên nhiên kích thích nhiều giác quan của trẻ, cho phép trẻ thoải mái nhìn ngắm, nghe, ngửi, chạm,… và điều này rất tốt cho việc phát triển ngôn ngữ.
ĐỌC SÁCH CHO CON NGHE
Dành thời gian đọc sách cho con mỗi ngày là phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để giúp trẻ nói chậm phát triển ngôn ngữ. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh lợi ích của việc đọc sách đối với trẻ. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy trẻ được đọc sách tranh sẽ có vốn từ vựng phong phú hơn so với trẻ chỉ nghe người lớn nói. Theo một nghiên cứu khác vào năm 2019, chỉ cần đọc một cuốn sách mỗi ngày, trẻ có thể tiếp xúc với hơn 1,4 triệu từ, con số này cao hơn nhiều so với trẻ không được đọc sách.
Ngoài việc thúc đẩy phát triển ngôn ngữ, đọc sách còn giúp tăng cường sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái, đồng thời giúp bé tăng cường khả năng tập trung. Ban đầu, trẻ có thể dễ bị phân tâm khi bạn đọc sách, nhưng theo thời gian, bé sẽ dần học được cách tập trung và chú ý vào câu chuyện. Do đó, phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với trẻ chậm nói và có biểu hiện tăng động giảm chú ý.
Xem thêm:
- Rối loạn ngôn ngữ là gì? Cách giúp trẻ cải thiện rối loạn ngôn ngữ
- BẬT MÍ CÁCH GIÚP TRẺ NGHE LỜI BA MẸ HƠN “CỰC ĐỈNH” VÀ HIỆU QUẢ NHẤT
- TRẺ CHẬM NÓI VÀ TRẺ TỰ KỶ KHÁC NHAU Ở ĐIỂM NÀO?
HẠN CHẾ SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến khích trẻ từ 2 đến 5 tuổi chỉ nên xem tivi tối đa 1 giờ mỗi ngày, và thời gian này nên được hạn chế hơn đối với trẻ nhỏ. Việc dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng giao tiếp và tương tác xã hội của trẻ, cản trở sự phát triển ngôn ngữ toàn diện.
Thay vì cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử, cha mẹ nên dành thời gian chơi với con, đọc sách cho con nghe, trò chuyện và tương tác với con nhiều hơn. Những hoạt động này giúp trẻ học hỏi ngôn ngữ một cách tự nhiên và hiệu quả, đồng thời tăng cường gắn kết giữa cha mẹ và con cái.
Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử
SPEECH đã chia sẻ các phương pháp hiệu quả giúp cha mẹ hỗ trợ trẻ chậm nói tại nhà, giúp bé dần dần cải thiện khả năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên, nếu sau một thời gian áp dụng mà bạn nhận thấy việc tập nói của bé không có tiến triển đáng kể, hãy đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và can thiệp bởi các bác sĩ trị liệu ngôn ngữ chuyên nghiệp.
Việc thăm khám sẽ giúp xác định chính xác nguyên nhân khiến bé chậm nói, từ đó xây dựng chương trình trị liệu phù hợp với tình trạng của bé. Các bác sĩ trị liệu ngôn ngữ sẽ đánh giá mức độ chậm nói, khả năng ngôn ngữ và các kỹ năng liên quan của bé, đồng thời đề xuất các phương pháp can thiệp hiệu quả.
Pingback: DẤU HIỆU ĐIỂN HÌNH CHO THẤY TRẺ CHẬM NÓI MÀ BA MẸ